Wednesday, August 01, 2007

Thương hiệu giá bao nhiêu?

Phát triển một thương hiệu và định vị hợp lý thương hiệu đó để chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế hiện đang là thách thức lớn đối với nhiều DN VN. Nhưng thực tế không phải DN nào cũng hiểu rõ điều này!
Hội thảo "Phát triển và định vị thương hiệu" do VCCI tổ chức với sự tham gia của gần 200 DN cho thấy các DN đang rất quan tâm tới vấn đề này. Một lần nữa vấn đề phát triển và định vị thương hiệu được các chuyên gia và DN "mổ xẻ" cũng như đánh giá việc thực hiện vấn đề này tại các DN VN.

Giá trị thương hiệu một DN là bao nhiêu? Đây là câu hỏi quan trọng mà bất cứ DN nào, dù lớn hay nhỏ, trước sau gì cũng sẽ quan tâm. Thương hiệu là tài sản tối quan trọng, nhất là khi DN cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay, tại VN đã bắt đầu xuất hiện Cty luật, Cty tư vấn chuyên cung ứng dịch vụ đánh giá thương hiệu, định giá DN... Tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được nhu cầu.

Theo ông Phạm Thành Hưng -một chuyên gia về thương hiệu thuộc Cty cổ phần EPIC - Trí tuệ kinh doanh thì thương hiệu gồm 4 giá trị: thứ nhất là tài sản của một quốc gia, thứ hai là niềm tự hào của dân tộc, thứ ba là nguồn lực kinh tế và cuối cùng là tài sản lớn nhất của một DN.

Theo ông Hưng, tại VN tuy việc mua bán thương hiệu không diễn ra thường xuyên nhưng cũng đã có một số hoạt động đáng chú ý như Unilever mua lại thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD, Colgate mua lại thương hiệu Dạ Lan với giá gần 3 triệu USD...

 Bang xep hang 10 thuong hieu hang dau the gioi nam 2006

Lời khuyên của ông Hưng với các DN là trong bối cảnh hiện nay, các DN cần quan tâm đến việc xây dựng và định giá thương hiệu bởi xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh là một quá trình lâu dài và khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của DN trong việc xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu, đăng ký thương hiệu và thực hiện chiến lược maketing hỗn hợp... Trong quá trình đó, cần có một hệ thống kiểm soát những thành tựu đạt được, cũng như mục tiêu hướng tới, đó chính là hệ thống xác định giá trị thương hiệu. Đồng thời, việc xác định giá trị thương hiệu không chỉ nhằm mục đích xác định được giá trị để tiến hành các giao dịch như mua, bán thương hiệu với các đối tác bên ngoài mà còn nâng cao hiểu biết của DN về việc thương hiệu tạo ra giá trị như thế nào?

Các chuyên gia kinh tế nhận định, VN sau hội nhập sẽ xuất hiện nhiều hệ thống nhượng quyền. Các chủ nhân khó tránh khỏi lúng túng, khó khăn chẳng khác nào "gà mắc tóc" trong việc định giá thương hiệu khi có nhu cầu cổ phần hoá hay góp vốn liên doanh bằng chính thương hiệu. Ngay cả thương hiệu được công nhận như tài sản vô hình chính thức cũng sẽ phát sinh nhiều khó khăn và tranh cãi khác quanh công thức, kết quả đánh giá mà DN sử dụng (thường mang tính chủ quan). Đây sẽ là thách thức không nhỏ.

Theo DDDN

Làm gì để có được một "slogan" hay?

Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:

1. Thứ nhất là mục tiêu. Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.

2. Thứ hai là ngắn gọn. Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, đim ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng thõng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Quả thực slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

3. Thứ ba là không phản cảm. Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gậm xương".

4. Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm. Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: "What is sexy?" (Gợi cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).

Những doanh nghiệp thương mại ở nước ta chưa mấy có sự đầu tư quan tâm về slogan. Điều đó có thể dễ dàng thấy được là còn có quá ít công ty có slogan hay. Có công ty có slogan nhưng slogan đó còn chưa chuyên nghiệp. Thậm chí có công ty còn chưa có slogan. Xây dựng một slogan hay là một việc làm cần thiết của mỗi công ty trong quá trình thu hút khách hàng và hội nhập quốc tế hiện nay. Một số công ty nước ta đã có slogan khá thành công như slogan của Công ty Biti's: "Nâng niu bàn chân Việt". Tuy nhiên đó còn là số ít. Mong rằng trong tương lai gần, các công ty trong nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến những tài sản vô hình của công ty như thương hiệu, logo và dĩ nhiên là cả slogan nữa.

Theo TBKTSG

10 thủ thuật để bài báo có hình thức hấp dẫn


Nếu bạn là một phóng viên ít chú ý tới việc trình bày báo và không hứng thú tham gia vào quy trình này thì bạn hãy lưu ý rằng sẽ có nhiều người đọc và nhớ bài báo của bạn nếu nó được trình bày một cách bắt mắt. Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho phóng viên muốn có những bài báo có hình thức hấp dẫn và dễ hiểu.

1. Đặt mình vào vị trí của độc giả
Trước khi bắt đầu viết hoặc biên tập, bạn hãy tự hỏi: “Nếu mình là độc giả, điểm nào trong bài viết này mình muốn được nhìn thấy thay vì được kể bằng lời?” Đó có thể là một bức ảnh hoặc hình minh họa, nhưng thông thường thì chỉ cần một đoạn tách riêng khỏi bài với một thông tin hấp dẫn độc giả ngay từ cái nhìn lướt.

2. Sớm và luôn lập kế hoạch
Hầu như mọi tin bài đều có tiềm năng trình bày đồ họa. Nhưng nhiều bài báo không được trình bày bằng hình ảnh do không đủ thời gian. Bí quyết ở đây là cần bàn bạc với những người có liên quan càng sớm càng tốt. Hãy hỏi ý kiến họ ngay từ khi bài viết mới ở giai đoạn manh nha. Có thể họ chưa bắt đầu sáng tạo hình ảnh cho đến khi bạn chính thức bật đèn xanh, nhưng ít nhất thì họ đã có thể bắt đầu nghĩ về nó.

3. Lập nhóm làm việc
Nếu là một bài báo quan trọng, hãy mời phóng viên ảnh hoặc họa sỹ đồ họa tham gia từ đầu. Mục đích không phải là cử họ đi cùng để ghi lại hình ảnh các sự kiện bạn đang đưa tin mà là để tự họ thu thập thông tin bằng hình ảnh có thể phụ trợ và củng cố các thông tin bạn viết thay vì nhắc lại chúng.

4. Luôn nghĩ tới đồ họa
Sự kiện xảy ra ở đâu, diễn biến như thế nào, ai đóng vai trò quan trọng? Đối với bất cứ tin bài nào bạn viết hoặc hiệu đính, hãy tính đến khả năng có thể dùng biểu đồ, đồ thị, bản đồ chỉ dẫn hoặc các hình thức đồ họa khác.

5. Đem tư liệu về cho các họa sỹ thiết kế và mỹ thuật
Tên và số điện thoại của các nguồn tin. Một bản vẽ nháp về địa điểm hoặc quá trình sự kiện xảy ra. Ảnh nguyên liệu (của nguồn tin cho mượn hoặc tặng) có thể sử dụng thành đồ họa trong thiết kế. Thậm chí ngay cả những báo cáo tổng kết năm cũng có thể được các hoạ sỹ thiết kế và mỹ thuật quan tâm.

6. Tìm hiểu cách đưa tin của các tờ báo khác
Khi đang thu thập thông tin, hãy ghi chép lại nếu bạn thấy một tờ báo khác cũng đưa tin về cùng một vấn đề và đăng cả ảnh. Hãy báo cho biên tập viên mỹ thuật hoặc phòng ảnh và gợi ý rằng họ gọi điện cho cơ quan báo chí đó để xin một bản sao của các hình ảnh.

7. Đừng lãng phí thời gian của phóng viên ảnh và họa sỹ
Nếu bạn đang viết một bài báo về một họa sỹ địa phương chuyên vẽ ký họa, hãy hỏi mượn tác phẩm của họ. Có thể dễ dàng quét và số hóa những tác phẩm này. Bạn sẽ tiết kiệm được phim và thời gian, cũng như những phiền nhiễu khi phải yêu cầu một phóng viên ảnh tới chụp lại các tác phẩm này.

8. Quan tâm tới công việc của phóng viên ảnh và họa sỹ
Điều quan trọng là bạn phải sớm biết được liệu hình ảnh và bài viết có ăn nhập không. Đừng để tới phút chót lại buộc bộ phận dàn trang phải thay đổi. Hãy kiểm tra và xem các hình ảnh có phù hợp với bài không và chỉ ra những điểm bạn cho rằng cần phải chỉnh sửa.

9. Đừng can thiệp quá sâu
Bạn có thể hỏi “Cho tôi xem bản bông của bài chân dung ông thị trưởng được không?” và cũng có thể yêu cầu “Có thể chụp ảnh ông thị trưởng ngồi trên chiếc xe đạp một bánh trên nóc tòa nhà văn phòng của ông với mái tóc bay trong gió cho thấy ông là một người vô tư được không?” Nhưng một phóng viên ảnh cần phải có thời gian để biến ý tưởng thành hình ảnh. Đừng coi anh ta như một công nhân sản xuất.

10. Kéo họa sỹ thiết kế hoặc biên tập viên nội dung vào cuộc
Cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các phóng viên ảnh và họa sỹ mỹ thuật. Nhưng mọi nỗ lực phối hợp giữa những người này sẽ vô ích nếu bạn không cho người phụ trách việc dàn trang biết điều gì đang xảy ra. Hãy kéo họ vào cuộc càng sớm càng tốt.

(Trích tài liệu Khóa học Kỹ năng trình bày báo, TTXVN- 4-8/4/2005)

Những chức năng của tít và cách viết tít hay


Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong
một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Hãy tưởng
tượng trong một buổi sáng bận rộn, độc giả chỉ có thời gian cho những
gì họ coi là quan trọng nhất. Tít là yếu tố chính yếu ở mức độ đọc đầu
tiên, và nó quyết định số phận của bài báo. Vì vậy, đừng bỏ qua!

Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít:
- Thu hút sự chú ý vào trang giấy;
- Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt;
- Giúp độc giả lựa chọn bài;
- Khiến độc giả muốn đọc;
- Tổ chức trang;
- Sắp xếp thông tin.

Các loại tít:
-
Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa
điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
- Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.
- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao).
- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài.

Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:
- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.
-
Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng
vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ,
trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ.
Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.
- Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.
- Không dùng câu hỏi.
- Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.
- Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.
-
Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của
nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể
loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công
thức với xã luận.

Tít có tính thông tin:
- Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).
- Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.
- Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.
-
Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một
cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô
đọng, nhấn mạnh từ khóa.

Tít gợi: Tít gợi không đưa ra
thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách
kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này
trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ
tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.

Có vô số cách để
viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều
khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một
câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng
hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông
tin, vừa dùng tít có tính gợi.

Làm thế nào để thành công?
Chọn ra vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi: một tít hay là phần cốt
yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi:
mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những
khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông
thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.

Theo Vietnam Journalism

Các doanh nghiệp bán lẻ “lấy điểm” với khách hàng qua email

Các doanh nghiệp bán lẻ “lấy điểm” với khách hàng qua email (CRM Việt Nam) - Các nhà bán lẻ hiện nay đang tập trung cải thiện khả năng đáp ứng các yêu cầu hay thắc mắc khách hàng gửi tới từ email. Các doanh nghiệp này cũng nhận ra rằng tiếp xúc với khách hàng thông qua email cũng là một cách tạo dựng mối quan hệ với khách hàng rất tốt. Đây là điều không phải các doanh nghiệp nào cũng nhận thức được. Những nhận xét này có được thông qua một bản nghiên cứu mới được thực hiện với các doanh nghiệp bán lẻ quý 3 năm 2006.

Email chính là một phương tiện tốt để doanh nghiệp có thêm những thông tin về khách hàng của mình.

Cách thức doanh nghiệp xử lý với email của khách hàng có những tác động nhất định, dần dần nó sẽ hình thành cách nhìn nhận của khách hàng về doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp đã xử lý tốt với những yêu cầu của khách hàng qua email hãy cải thiện hoạt động này bằng việc cải thiện “web chat” trực tiếp để nhận những phản hồi hay yêu cầu của khách hàng. Đối với một nhân viên, anh ta chỉ có thể trả lời một khách hàng qua điện thoai nhưng thông qua web chat anh ta có thể phục vụ từ hai đến ba khách hàng một lúc.


Kiều Trang

Theo www.crmvietnam.com

Luyện kỹ năng viết tiếng Anh với WhiteSmoke


Bạn đang học tiếng Anh và muốn luyện tập và nâng cao kỹ năng viết của mình? Công việc của bạn đòi hỏi phải viết tiếng Anh hằng ngày? Vậy WhiteSmoke sẽ là chương trình giúp bạn sửa các lỗi ngữ pháp, chính tả giúp bạn viết tiếng Anh tốt hơn.

Chương trình có dung lượng 4.72MB, tương thích với tất cả các phiên bản của Window, làm việc trên các ứng dụng như Word, Notepad, Internet Explorer, Firefox,Outlook… Bản dùng thử có thể tải về từ địa chỉ http://get.whitesmoke.com/WhiteSmoke_Enrichment.exe.

Xem thêm hướng dẫn sử dụng tại đây : http://www.whitesmoke.com/landing_flash/grammer.html

Chức năng chính của chương trình: Phân tích cú pháp, sửa lỗi chính tả, sửa lỗi ngữ pháp (hỗ trợ hơn 65.000 lỗi), sửa lỗi ngắt câu, kết hợp tính từ và phó từ liên quan, liệt kê từ đồng nghĩa một cách linh hoạt, chương trình cung cấp hàng trăm mẫu văn bản có sẵn theo nhiều chủ đề khác nhau.

Khi bạn viết thư bằng Outlook hoặc dùng Webmail (yahoo, gmail…), hoặc dùng Word để soạn thảo văn bản, đánh dấu đoạn văn bản cần kiểm tra và ấn F2 chương trình chính sẽ xuất hiện.

Từ chương trình chính sẽ có các lựa chọn như sau :

Proof It : Cửa sổ này sẽ mở khi bạn đang soạn thảo văn bản từ ứng dụng khác và ấn F2, chương trình sẽ gạch chân những chỗ đề nghị sửa gồm màu xanh da trời, xanh lá cây, đỏ, bạn có thể sửa bằng cách kích chuột và chọn như chương trình đề nghị và ấn nút save để lưu lại hoặc không sửa.

Enrichment: Đề nghị sửa cho câu văn rõ ràng mạch lạc có màu xanh da trời.

Grammar: Lỗi ngữ pháp có màu xanh lá cây.

Spelling: Lỗi chính tả có màu đỏ.

Editor: Khi dùng chức năng này bạn có thể sửa văn bản của mình như chương trình đề nghị hoặc bỏ qua.

Dictionary: Từ điển để bạn tra từ

Template: Chứa những template về các chủ đề khác nhau cho bạn chọn.

Ask an Expert: Chức năng này giúp bạn liên lạc với chuyên gia trợ giúp bạn viết tiếng Anh theo nhiều lĩnh vực khác nhau: tin học, y học, kinh doanh…

Undo Button: Khôi phục lại tình trạng trước đó.

Redo Button: Thi hành lại công việc bị hủy bỏ cuối cùng.

Next: Chuyển đến từ tiếp theo mà chương trình đề nghị sửa

Save: Lưu lại những thay đổi cho tài liệu của bạn, tài liệu này sẽ được lưu luôn vào chương trình soạn thảo mà bạn sử dụng (như Word, Outlook, Webmail)

Cancel: Đóng chương trình chính

Advance: Cho phép bạn thêm 1 cách làm việc với chương trình

Replace Word: Cho phép bạn lựa chọn danh sách các từ thay thế

Add To Word: Cho phép bạn chọn từ có thể chèn vào cho câu văn thêm phong phú

Change: Chấp nhận các từ mà chương trình đề nghị sửa.

Phần Setting cho phép bạn thiết lập lại các chức năng: có thể chọn F4, F6… để kích hoạt chương trình khi soạn thảo ở ứng dụng khác thay vì chọn F2.

Open Enrichment Dialog with Auto correct: cho phép tự động sửa lỗi trong cửa sổ Proof It.

Enable Enrichment on Ms Word: Cho phép làm việc trên Ms Word.

Show startup screen: Cho phép nạp khi khởi động.

Add signature to email: Thêm chữ ký vào email của bạn.

Theo ThanhNien

Mua bán qua mạng

TT - Cách đây không lâu, thương mại điện tử (TMĐT) ở VN có thể được xem như một sân chơi mở, tự do và tự phát.

Công nghệ “nhân bản vô tính” đã cho ra đời hàng trăm website rao vặt giống hệt nhau được gắn dưới cái tên “website TMĐT”.

Liệu VN sẽ có được những niềm tự hào về TMĐT như Alibaba.com của Trung Quốc hay sẽ là thị trường màu mỡ của những đại gia như eBay.com, Amazon.com và Yahoo! Shopping ? Hãy xem lại bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng Alibaba.com để thấy rằng hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp với các trung tâm thương mại trực tuyến vẫn là con đường duy nhất để những chiếc đũa mỏng manh có thể đứng cạnh nhau thành một bó đũa vững chắc.
Và rồi các website này cũng biến mất nhanh chóng như khi chúng được sinh ra.

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc biến mất hàng trăm website rao vặt là số lượng và độ tin cậy của các tin đăng ngày càng giảm. Số lượng website bùng nổ theo phong trào mà không có được sự đầu tư về định hướng đã dẫn đến việc kiểm soát tin đăng bị thả nổi. Nghiêm trọng hơn, nhiều nơi còn trở thành chỗ mua bán trao đổi những sản phẩm đồi trụy hay là địa điểm tụ tập chào mời khách của những “bướm đêm”.

Trong tình trạng hỗn loạn này, một số website như Chodientu.com, muabanraovat.com, Vietco.com và gần đây nhất là 123Go.vn… đã xây dựng bộ phận kiểm tra tin đăng nhằm tạo ra một môi trường mua bán trực tuyến lành mạnh.

Bên cạnh việc kiểm soát thông tin chặt chẽ, các website mua bán trực tuyến hiện nay còn cung cấp cho khách hàng những hình thức đăng tin tiện dụng và nhanh chóng, phù hợp với trình độ người sử dụng. Đi đầu trong việc nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng với TMĐT là website 123Go.vn với hệ thống đăng tin qua Yahoo! Messenger và tin nhắn SMS theo ngôn ngữ giao tiếp.

Bạn muốn bán chiếc điện thoại Nokia 3120 cũ của mình với giá 1 triệu đồng chỉ cần nhắn tin đến 0909100100 hoặc chat đến IM_123Go: “Cần bán đt Nokia 3120 giá 1 triệu, LH 09…” là mọi việc sẽ được 123Go.vn tự động xử lý. Anh Thông, sinh viên Cao đẳng Marketing, thú vị nói: “Tôi cũng hay sử dụng các website mua bán để trao đổi dế của mình nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một website đẳng cấp như thế”.

Tuy chỉ là “hậu bối” so với hệ thống đăng tin qua SMS của chodientu.com và raovat.vietnamnet.vn nhưng sự thông minh và hiện đại của các công cụ hỗ trợ do 123Go.vn cung cấp đã thật sự chinh phục những người sử dụng khó tính nhất như không có tin đăng trùng lặp, tin đăng qua SMS hoặc Yahoo! Messenger cũng được sắp xếp trật tự vào những nhóm sản phẩm như những quầy hàng trong trung tâm thương mại, do đó, việc tìm kiếm sản phẩm rất nhanh chóng và chính xác.

Cùng với sự ra đời dự Luật TMĐT, các website giao dịch trực tuyến hiện nay cũng đang cố gắng rút ngắn khoảng cách với đẳng cấp TMĐT B2C - Business to Customer và mỗi website lại có con đường đi cho riêng mình.

Trong khi vietco.com đầu tư vào hệ thống gian hàng trực tuyến estore, chodientu.com lại duy trì thế mạnh trong lĩnh vực đấu giá trực tuyến thì 123Go.vn lại xây dựng một trung tâm thương mại trực tuyến với sự giao thoa của nguồn tin đăng cá nhân và nguồn tin đăng từ các công ty chuyên doanh nhằm cung cấp cho thượng đế hai lựa chọn khi mua hàng: mua của cá nhân với nhiều rủi ro nhưng giá rẻ hoặc mua của công ty với chế độ hậu mãi chu đáo.

Để thu hút nguồn tin và tạo nền tảng cho hình thức B2C, các website đều tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như dùng thử estore trong vòng một tháng của Vietco.com, tạo estore miễn phí của Muabanraovat.com; đăng tin và đặt banner quảng cáo miễn phí cho các doanh nghiệp hoặc tặng phẩm tổng trị giá 30 triệu đồng của 123Go.vn…

Các website trên đã nỗ lực rất nhiều trong việc hướng đến xây dựng một nền TMĐT VN vững mạnh và phát triển, vấn đề còn lại là ý thức của người sử dụng và sự cộng tác từ phía các doanh nghiệp, các công ty chuyên doanh.

Theo Tuoi Tre Online

Google: “Đừng dùng tên tôi như động từ”

Google vừa chính thức gửi thư yêu cầu các tổ chức truyền thông ngừng sử dụng thương hiệu của hãng như một động từ.

Bên
cạnh nguyên nhân để bảo vệ thương hiệu, một nguyên nhân khác khiến
Google quyết định gửi thư yêu cầu các hãng thông tấn ngừng sử dụng
“google” như một động từ là nhằm tránh cho cái tên “google” trở thành
một thuật ngữ chung.

Trong
bức thư Google cũng đưa ra cụ thể những ví dụ về việc sử dụng hợp lý và
chưa hợp lý tên thương hiệu của hãng. Ví dụ sử dụng ‘He ego-surfs o­n
Google to see if he’s listed in the results” (Google được sử dụng như
là danh từ) là đúng với những gì mà Google muốn. Còn dùng “He googles himself” (Google là động từ) là điều Google không muốn.

Sự khác biệt then chốt ở đây là liệu Google có được sử dụng để mô tả công việc chung chung không mang ý nghĩa cụ thể hay không.

Liên
sử dụng như một thuật ngữ chung, thương hiệu có thể sẽ mất đi tính chất
đặc biệt riêng của nó và tên thương hiệu sẽ không còn được viết hoa chữ
cái đầu tiên nữa
,” Google viết trong bức thư gửi các hãng truyền thông. “Điều này đã từng xảy ra với một số thương hiệu như yo-yo, trampoline và nylon.

Google
là một thương hiệu riêng để nhận diện công nghệ tìm kiếm và dịch vụ của
Google. Chúng tôi biêt Google rất được ưa dùng và cho dù người dùng
thích dùng tên của thương hiệu của chúng tôi nhưng đó là tài sản thương
mại quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi muốn bảo đảm mọi người đều phải
sử dụng nó theo cách bảo đảm ý nghĩa và tính toàn vẹn của nó
“.

Google
đã chính thức trở thành một động từ trong cuốn từ điển Merriam-Webster
vào thời điểm cuối tháng trước. Định nghĩa của động từ Google là: “Sử dụng công cụ tìm kiếm Google để thu thập thông tin về sự vật sự việc trên thế giới World Wide Web“.

Theo Quantrimang.com

Chỉ số thứ hạng Google (Google PageRank)

PageRank™ là một thương hiệu của Google, được phát triển ở Đại học Stanford bởi Larry Page (Page-Rank) và Sergey Brin - 2 người đồng sáng lập Google.

Google Logo

Chỉ số PageRank có giá trị từ 1 tới 10 (giống như thang điểm).

Chỉ số PageRank của một website không chỉ phụ thuộc vào số liên kết ngược (BackLink) tới website đó (số website mà trên đó có liên kết tới trang đang xét), mà còn dựa vào mức độ quan trọng của các liên kết ngược đó.

Google PageRankGoogle PageRank

Nói một cách khác, chỉ số PageRank của một website là kết quả bầu chọn của tất cả các trang web khác trên toàn thế giới cho website đó về mức độ quan trọng của trang. Mỗi liên kết ngược là 1 phiếu bầu. Các phiếu bầu này có mức độ ảnh hưởng khác nhau, sự khác nhau đó phụ thuộc vào chất lượng (hay tính quan trọng) của mỗi trang đặt liên kết ngược. Website nào có chỉ số PageRank cao thì chứng tỏ đó là website chất lượng cao và quan trọng (High-quality, Important). Vì vậy, khi tìm kiếm, Google sẽ ưu tiên cho các site có PageRank cao. Tất nhiên khi tìm kiếm, không phải cứ website quan trọng nào cũng hiện ra ở trang đầu. Kết quả còn phụ thuộc vào việc bạn muốn tìm kiếm cái gì. Chính vì điều đó mà Google đã kết hợp PageRank với công nghệ tìm kiếm văn bản phức tạp để tìm ra và sắp xếp những trang có nội dung liên quan. Google kiểm tra số lần mà từ khóa xuất hiện trên trang và xem xét tất cả các khía cạnh khác về nội dung của trang (và cả nội dung của các trang liên kết tới nó) để xác định kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng.

Keyword: Alexa, alexa, rank, thứ hạng

Chỉ số thứ hạng Alexa (Alexa Rank)

Alexa Logo

Chỉ số Alexa Rank đo lường mức độ phổ biến của website. Alexa.com thuộc quyền sở hữu của Amazon.com.

Giá trị của Alexa Rank chạy từ 1 đến một số mà con số này là tổng số website hiện có trong cơ sở dữ liệu của Alexa (nếu website nào có giá trị Alexa Rank bằng 0, nghĩa là website đó chưa có trong cơ sở dữ liệu của Alexa).

Chỉ số Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar, một tiện ích giúp người dùng lướt web, nhất là người mới sử dụng, được dễ dàng và đa dạng hơn.

Xếp hạng Alexa RankingBảng xếp hạng một số Website ngày 22-01-2007

Khi vào một website, thanh công cụ Alexa này sẽ hiển thị thứ hạng Ranking của website đó, đồng thời liệt kê các website có nội dung và mức độ phổ biến tương đồng. Giá trị thứ hạng của Alexa được biểu thị giống như xếp thứ học kỳ của học sinh phổ thông, tức là giá trị càng thấp thì mức độ phổ biến càng cao. Khi có 1 người nào đó ghé thăm trang web, nó sẽ ghi nhận lần ghé thăm cho website tương ứng bằng cách cộng thêm 1 cho số lần webiste đó được xem (Alexa gọi đó là “reach“); nhiều lần ghé thăm một website trên cùng một địa chỉ IP trong ngày thì cũng chỉ được tính như 1 lần ghé thăm. Alexa cũng thống kê số trang con được người dùng xem (Alexa gọi là “page views“). Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố trên là: số trang web người dùng xem (page views) và số người truy cập (reach). Việc kết hợp này là một ý tưởng rất sáng tạo, vì nó loại bỏ được khả năng tạo ra các truy vấn ảo bằng các chương trình tự động. Các số liệu “page piews” và “reach” sẽ được thống kê theo ngày và tính giá trị trung bình trong thời gian 3 tháng gần nhất, từ đó tính ra chỉ số Alexa. Các chỉ số này thường được cập nhật tự động để phản ánh xu hướng thay đổi theo chu kỳ 3 ngày một lần…

Theo vinaora.com

Tuesday, July 31, 2007

Thương mại điện tử cá nhân ở Việt Nam chỉ là rao vặt

Giao dịch qua mạng giữa người tiêu dùng với nhau phổ biến nhất là đăng tải, quảng bá thông tin sản phẩm. Sau đó, thủ tục để hoàn tất cuộc mua bán lại được thực hiện phi trực tuyến. Không có thanh toán online, mô hình C2C ở VN ở tình trạng nửa vời.

Ảnh chụp màn hình

Theo thống kê của Bộ Thương mại tại trustvn.gov.vn, trong nước có tới 87 trang web hoạt động theo hình thức C2C (customer to customer). Các website 1001shoppings.com, chodientu.vn, aha.com.vn, vietco.com, sieuthihangchatluong.com… là những sàn giao dịch hoạt động có hiệu quả nhất theo xếp hạng của Bộ thương mại tính đến 31/12/2006.

Tuy nhiên, Phó vụ trưởng Vụ thương mại điện tử (Bộ Thương mại) Trần Hữu Linh cũng cho biết quá nửa số địa chỉ nằm trong danh sách nói trên đang trong tình trạng “đắp chiếu” hoặc “nằm chơi”. “Hoạt động C2C của VN còn rất sơ khai”, ông Linh kết luận.

Còn ông Mai Anh, Giám đốc Trung tâm tin học Bộ Khoa học Công nghệ, cho rằng ở VN chưa hề tồn tại một mô hình C2C theo nghĩa đầy đủ nhất. “C2C là sự giao dịch giữa cá nhân với cá nhân. Mà trong nước tôi chưa thấy có hệ thống nào thuần chất như vậy cả”, ông Mai Anh nói. “Có chăng thì chỉ tạm coi các site, mục rao vặt trên các báo điện tử, diễn đàn hoặc chuyên mục của một số sàn đấu giá là C2C. Nhưng như thế cũng vẫn là nửa vời, chưa ở mức độ thương mại điện tử, nghĩa là phải có giao dịch, thanh toán… hoàn toàn qua mạng”.

Giám đốc Chợ điện tử (chodientu.vn) Nguyễn Hòa Bình cũng đồng tình với nhận định này. “Phần lớn người tiêu dùng vẫn sử dụng hình thức rao vặt qua mạng để trao đổi mua bán hàng hóa giữa các cá nhân. Nhưng đó là C2C không chuyên nghiệp và chưa hoàn thiện. Về góc độ kinh doanh thì đó không phải mô hình tốt nếu mãi duy trì như vậy, dù kiểu giao dịch này đang khá phổ biến”, người quản lý Chợ điện tử phân tích. “Vì đó là kiểu làm tự phát, dễ thiết lập, dễ vận hành nhưng khó tạo niềm tin, đảm bảo uy tín và quan trọng là rất khó thu tiền”.

Trong bối cảnh như vậy, việc eBay - sàn giao dịch trực tuyến khổng lồ của thế giới - ra mắt giao diện tiếng Việt, khởi đầu cho những hoạt động kinh doanh chính thức tại VN, được đánh giá là “cú hích” đối với thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch C2C, trong nước. Nhìn nhận “VN là thị trường tiềm năng với 10 triệu người sử dụng Internet hiện nay, trong vòng 3 năm tới sẽ phát triển khoảng 24%”, song động thái của eBay không quá ầm ĩ và thể hiện mục đích khiêm tốn là “nâng cao hiểu biết cho người sử dụng Internet ở Việt Nam, giúp người bán hàng trong nước tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu” như Giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á Sam MacDonagh phát biểu trước báo giới trong lễ ra mắt ebay.vn.

“Dù thế nào thì eBay vào VN nghĩa là sẽ có một số trang web làm thương mại điện tử không đủ tầm sẽ ‘ra đi’ vì không đủ sức cạnh tranh. Nhưng chắc chắn môi trường thương mại điện tử sẽ sôi động hơn”, ông Mai Anh dự đoán.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định để tồn tại, các sàn giao dịch ‘nội’ sẽ có xu hướng hoặc cộng tác với eBay hoặc liên kết với nhau hay tìm hướng đi khác, khai thác thế mạnh riêng. “eBay đang có những lợi thế ban đầu nhưng dù là ‘ông lớn’ thì cũng chưa chắc chiếm được vị trí độc tôn trong nay mai. Người tạo được ra bản sắc riêng sẽ trụ lại và chiến thắng”, ông Mai Anh nói.

Yếu tố bản địa với văn hóa mua bán, tâm lý, thói quen người tiêu dùng, khai thác dịch vụ giá trị gia tăng, lợi thế địa lý… được các nhà chuyên môn nhấn mạnh khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của thương mại điện tử trong thời gian tới.

Lập luận của nhiều doanh nghiệp là eBay có thể làm mưa làm gió ở châu Âu, châu Mỹ với giá trị 40 tỷ USD mỗi năm nhưng ở thị trường châu Á thì dấu ấn eBay không phải là lúc nào cũng rực rỡ. Minh chứng rõ ràng nhất là tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… tên tuổi này đã không thể chiếm giữ những thị phần áp đảo.

“Doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội địa tất nhiên là có lộ trình nhưng nên nhớ, người VN đang sử dụng mọi thứ miễn phí. Để thay đổi thói quen của họ là cả một vấn đề lớn”, Giám đốc Chợ điện tử nói. “Còn tôi muốn cổ động phong trào người VN dùng hàng VN”.

Ở góc độ là cơ quan quản lý nhà nước và trong nhiều năm qua đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử trong nước, Vụ thương mại điện tử cho biết không chủ trương hỗ trợ trực tiếp đến từng website cụ thể mà hứa hẹn sẽ đưa ra chính sách kịp thời. Trong năm nay, Vụ này sẽ ban hành một số văn bản pháp quy để quy chuẩn hoạt động của các sàn giao dịch thương mại trực tuyến.

“C2C không phải là ưu tiên số một. Để phát triển nền kinh tế trực tuyến cần chú trọng đến những mô hình đem lại những giá trị, doanh thu lớn như B2B (business to business) hay B2C (business to customer)”, ông Trần Hữu Linh nói. Nhưng trong 3 năm tới, thươmg mại điện tử trong nước nói chung sẽ mạnh hơn hiện tại gấp nhiều lần. Hạ tầng thanh toán, dịch vụ phân phối, chuyển phát phát triển sẽ tác động rất lớn, thúc đẩy mô hình C2C thay đổi diện mạo tích cực hơn hiện trạng”.

Nguyễn Hằng, VnExpress.net

Kiếm tiền trên mạng với Google

Đa số những quảng cáo kiểu “kiếm tiền trên mạng” đều không đáng tin hoặc không bõ công. Tuy nhiên, nếu việc đó xuất phát từ một Công ty có uy tín như Google thì có lẽ có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc. Dịch vụ Google Adsense không yêu cầu bạn click vào đâu cả mà chỉ thống kê xem các quảng cáo của họ đặt trên trang web của bạn có bao nhiêu người viếng để tính tiền chi trả cho bạn mà thôi.

Nói đến kiếm tiền trên mạng, có thể bạn sẽ nhăn mặt thầm nhủ “chuyện tào lao, lừa đảo”… Nhưng khi vấn đề có liên quan đến Google thì hẳn đây là một việc nghiêm túc. Nếu bạn là một webmaster và muốn sử dụng trang web của mình để “kiếm chác” chút đỉnh thì Google Adsense là một công cụ mà bạn nên quan tâm. Chỉ riêng danh tiếng của Google cũng đã đủ là một sự bảo đảm. Cách thức hoạt động của chương trình này là Google sẽ đặt quảng cáo của các Công ty mà họ có được lên site của bạn, nếu có người truy cập site và vào xem các quảng cáo đó thì các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho bạn thông qua Google. Nói một cách cụ thể thì một khi được chấp nhận tham gia chương trình này, bạn sẽ được cung cấp một đoạn code HTML để chèn vào bất cứ đâu trong trang web của bạn. Mỗi lần khách đến thăm bấm chuột vào banner quảng cáo của Google Adsense thì bạn sẽ nhận được một khoản tiền - ít thôi, nhưng tích thiểu thành đa!

Điều hạn chế mà chúng ta gặp phải đầu tiên là dịch vụ này của Google chưa chấp nhận các site có nội dung không phải tiếng Anh. Vì thế nếu bạn sử dụng một site có nội dung tiếng Việt để đăng ký thì sẽ không được chấp nhận. Trong khi chờ đợi điều này được thay đổi, có một cách để Google chấp nhận là sử dụng blog của chính Google.

Để tạo cho mình một blog của Google, bạn hãy truy cập vào http:// blogspot.com. Để việc đăng ký blog được nhanh chóng, tốt nhất bạn nên có một tài khoản Gmail (đăng ký miễn phí tại http://gmail.com). Sau khi có một tài khoản Gmail, bạn vào trang http://blogspot.com (blogger.com) và chọn Create Your Blog Now. Tại đây bạn hãy tiến hành điền đầy đủ các thao tác nhập thông tin như bình thường.

Sau khi đã hoàn thành cho mình một trang blog, bạn sử dụng địa chỉ là blog của mình để đăng ký với Google. Để đăng ký tham gia chương trình này của Google, bạn hãy vào trang http://google. Com/adsense, bấm vào click here to apply. Một form xuất hiện để bạn tự điền các thông tin cá nhân vào. Điều đáng lưu ý là bạn phải điền hoàn toàn chính xác các thông tin cá nhân của mình với Google để tiện việc giao dịch sau này. Google sẽ hoàn toàn giữ bí mật cá nhân của bạn.

Ở mục website URL, hãy điền địa chỉ của blog mà bạn dã đăng ký ở blogspot (ví dụ: http:// example.blogspot.com), còn ở mục Website langunge thì bạn chọn ngôn ngữ cho site của mình là tiếng Anh. Mục Account type bạn chọn Individual (Bussiness dành cho các website thương mại), và mục Country or territory thì bạn chọn Vietnam.

Toàn bộ các mục còn lại là các mục về thông tin cá nhân của bạn. Bạn phải đảm bảo các thông tin này là chính xác để khỏi trở ngại cho việc giao dịch về sau này.



Để dược chấp nhận, bạn phải đồng ý với các diều lệ của Google Adsense khi tham gia chương trình, bạn phải đánh dấu chọn vào toàn bộ các ô kiểm ở mục Policies. Cuối cùng bấm nút Submit Information để hoàn tất.

Google Adsense sẽ hỏi lại bạn lần cuối về các thông tin của mình trước khi hoàn thành việc đăng ký. Sau khi đăng ký, bạn phải mất khoảng 1 đến 2 ngày để Google Adsense kiểm tra lại mẫu đăng ký của bạn và quyết định có chấp nhận bạn tham gia chương trình hay không.

Để Google Adsense chấp nhận bạn thì site bạn đã đăng ký với Google phải là trang có nội dung, nghĩa là bạn phải chăm chỉ post bài lên trang blogspot của mình (tất nhiên nội dung phải là tiếng Anh).

Mẹo: Bạn có thể vào một số báo tiếng Anh, trích xuất nội dung đem lên blog của mình (nhớ đề xuất xứ cho nghiêm túc).

Sau khi được Google Adsense chấp nhận, bạn dã có một tài khoản tại http://google.com/adsense với tên truy cập là email bạn dã sử dụng để đăng ký và mật khẩu bạn đã chọn. Sau khi đăng nhập vào tài khoản thì có một số mục cần lưu ý sau:

1. Repod: là bản báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… với số tiền bạn kiếm được.

2. An Settings: là phần để bạn thiết lập những banner quảng cáo sao cho phù hợp với trang của bạn, với kích thước của banner, màu sắc của banner và lấy dòng code HTML để chèn vào trang của mình.

3. Search Settings: phần này để chèn đoạn tìm kiếm với Google và trang của bạn, bạn cũng nhận được tiền từ dịch vụ này.

4. Account Information: là thông tin về tài khoản của bạn, bao gồm địa chỉ, số để trả thuế, tài khoản…

5. Ads Pedormance: là “thành quả”, lao động của những banner bạn dặt trên trang web .

6. Search Pedomance: cũng giống như adsperformance.

7. Payment History: là thông tin về những lần Google Adsense tính toán sau mỗi tháng.

Về cơ bản là thế. Nếu bạn đã tạo ra được trang web rồi, và lại đủ điều kiện để Google Adsense chấp nhận thì bạn sẽ hoàn toàn dễ dàng lấy code HTML chèn vào trang của mình.

Một điều khá hay của chương trình này là một code HTML của một tài khoản có thể đặt lên nhiều site khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn có thể vừa đặt code lên siee có nội dung tiếng Anh dùng để đăng ký với Google Adsense, vừa có thể đặt quảng cáo lên trang web có nội dưng tiếng Việt của chính bạn.

Qua quá trình tham gia, bạn có thể tự tìm hiểu thêm về chương trình này, tuỵ nhiên sau đây là một số lưu ý mà bạn nên cẩn thận để tránh bị khóa tài khoản một cách đáng tiếc:

1) Đừng bao giờ tự bấm chuột vào banner của chính bạn với bất cứ lý do gì.

2) Đừng bao giờ thay đổi Adsense code: trong tài khoản của bạn, Google cho phép bạn thay đổi màu sắc, đương viền, màu chữ, kiểu dáng, kích thước banner. Bạn chỉ được phép thay đổi nó trong tài khoản của bạn, bất cứ tác động nào đến đoạn code quảng cáo của Google đều là vi phạm quy tắc. Do vậy bạn cũng không nên thay đổi nó mà giữ nguyên như lúc ban đầu.

3) Chỉ đặt banner của Google trên những trang có nội dung. Vì Google Adsense có hệ thống tìm kiếm rất xuất sắc, mà chúng ta đều đã biết, cho nên đừng… bịp nó, mà hãy làm những trang có nội dung thật sự.

4) Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn chớ có tìm cách bịp Google Adsense bằng những phần mềm tự động bấm chuột. Google Adsense đủ thông minh để biết rằng nó đang bị nói dối và trong trường hợp đó thì tài khoản của bạn sẽ vĩnh viễn bị xóa và bạn không bao giờ còn cơ hội tham gia chương trình đó nữa.

Điều cuối cùng bạn cần biết là ta sẽ nhận tiền như thế nào? Đó là khi tài khoản của bạn đạt 50$, Google Adsense sẽ gửi cho bạn một lá thư (thư thật chứ không phải là email) đến địa chỉ mà bạn đã dùng để đăng ký, trong đó có một mã số PIN (Personal Identification Number: mã số xác nhận cá nhân). Khi bạn tham gia vào google adsense, trước khi nhận tiền, bạn cần nạp vào mã số PIN nhận được từ Google. Mã số PIN mang ý nghĩa bảo vệ người sử dụng Google Adsense, nó đảm bảo rằng séc của bạn sẽ được chuyển đến đúng địa chỉ mà bạn đã nhập trong tài khoản.

Sau khi bạn điền mã PIN trước ngày 15 của tháng và tài khoản của bạn có trên 100$ thì Google Adsense sẽ gửi séc đến cho bạn vào ngày 25 của tháng mà bạn có đủ 100$ trong tài khoản (chẳng hạn bạn điền số PIN vào tài khoản vào ngày 13/4 và tài khoản của bạn có 110$ thì vào 25/4, Google Adsense sẽ gửi cho bạn 1 tấm séc giá trị 110$).

Bản thân người viết bài này cũng đã tham gia chương trình này từ khá lâu và đã từng nhận được tiền từ chương trình này.

Phạm Thế Quang Huy, Tạp chí khoa học phổ thông

Ghi chú: đối với người Việt Nam thì tỉ lệ bị google cho là vi phạm qui định (dẫn đến cấm disable) rất cao (trên 40%). Có thể nói tham gia Google Adsense dễ chơi nhưng khó nhận tiền

Hướng dẫn cách tạo blog của Blogger

Trước khi bắt đầu bạn cần có 1 địa chỉ email của GMail. Nếu chưa có thì vào đây (www.gmail.com) tạo.

Vào blogger.com dùng (tên) Username và (mật khẩu) password của email để đăng nhập.

Bước 1: Đăng ký Blogger
Tên hiển thị: ví dụ tôi dùng seovietnam. Tên này sẽ hiển thị cho người xem ở phần thông tin cá nhân hoặc phần người viết bài.
Chấp nhận các Điều khoản: đánh dấu chọn vào ô vuông
Click Tiếp Tục >>

Bảng điều khiển: bạn nhìn qua cột bên phải sẽ thấy mục để chọn ngôn ngữ. Đối với các bạn ở Việt Nam (IP Việt Nam) thì sẽ có mặc định là Tiếng Việt, bạn có thể thay đổi ngôn ngữ khác nếu cần. Blogger mới hổ trợ giao diện Tiếng Việt khoảng từ giữa tháng 6 năm 2007
bạn click vào Tạo Blog hoặc Tạo blog của bạn ngay bây giờ

Bước 2: Đặt tên cho blog

Tiêu đề của blog: ví dụ seovietnam - Thủ Thuật Blog Chat Mail
Địa chỉ URL của blog: bạn cần chọn tên cho blog. Tên này phải không trùng với những blog đã có. Để kiểm tra bạn gõ tên blog của bạn rồi click vào Kiểm Tra Tính Sẵn Có nếu xuất hiện câu thông báo màu xanh "Địa chỉ blog này có sẵn" thì bạn có thể dùng tên đó. Ví dụ tôi chọn là seovietnam thì khi đó địa chỉ blog của tôi là http://seovietnam.blogspot.com

Click Tiếp Tục để qua trang tiếp theo >>

Chọn một mẫu
Ở bước này bạn cần chọn mẫu giao diện chính cho blog (mặc định là mẫu Minima). Click lên mẫu nào bạn thích rồi click Tiếp Tục >>

"Blog của bạn đã được tạo!
Chúng tôi vừa mới tạo một blog cho bạn. Bây giờ bạn có thể đăng các bài viết lên blog, tạo hồ sơ cá nhân, hoặc tùy chỉnh giao diện của blog.". Đến đây thì bạn đã tạo xong blog. Hãy click Bắt Đầu Đăng để viết (post) bài đầu tiên cho blog >>

Để viết (soạn thảo) một bài cũng rất dễ dàng
Tiêu đề: tiêu đề của bài viết
Nôi dung thì ở hình chữ nhật to bên dưới
Các nhãn cho bài đăng: các chủ đề của bài viết
Tùy chọn bài đăng: click vào sẽ thấy "Cho phép" và "Không cho phép" nhận xét của người đọc.
Khi đã soạn thảo xong bạn có thể click vào Xem Trước để thấy kết quả. Nếu thấy được thì click vào Xuất bản bài đăng để đưa bài lên blog cho mọi người xem.


Dưới đây là bài viết cũ (trước 15/06/2007, lúc này Blogger chưa hỗ trợ giao diện Tiếng Việt) hoặc cho các bạn ở ngoài (IP) Việt Nam

Trước khi lập blog bạn cần có một địa chỉ email của Gmail để có thể sử dụng những tính năng mới của blogger. Nếu bạn chưa có thì vào đây (www.gmail.com) để tạo địa chỉ email nếu có rồi thì bắt tay vào thực hiện nhé. Trang 1: Bạn vào địa chỉ http://www.blogger.com

Username: địa chỉ email của bạn
Password: password của email
Click [Sign In]

Trang 2:

Display name: tên mà bạn muốn người khác thấy ví dụ seovietnam
Click [Continue]

Trang 3: Manage Your Blogs:

Click Create a Blog hoặc [Create your blog now] Trang 4: Name your blog

Blog tilte: tiêu đề cho blog ví dụ SeoVietnam hoặc OnlineEnglishTest
Blog address (URL): bạn chọn một tên nào đó cho địa chỉ blog của bạn (http://tenblogcuaban.blogspot.com). Bạn có thể kiểm tra tên bạn chọn đã tồn tại hay chưa bằng cách click vào Check Availability . Nếu bạn thấy Sorry, this blog address is not available thì có nghĩa là blog đó đã tồn tại ( có người dùng rồi) bạn phải chọn một tên khác đến khi nào bạn thấy thông báo This blog address is available thì bạn có thể dùng tên blog đó. Ví dụ tôi đã chọn onlineenglishtest thì khi đó địa chỉ blog của tôi sẽ là http://onlineenglishtest.blogspot.com
Click [Continue]

Trang 5: Choose a Template

Bạn chọn một tempate nào đó bạn thích. Đây là giao diện chính cho blog của bạn ví dụ tôi chọn Mimina.
Click [Continue]

Trang 6: Your blog has been created!

Đến đây thì bạn đã có một blog với địa chỉ ví dụ http://onlineenglishtest.blogspot.com bạn có thể giới thiệu với bạn bè về địa chỉ blog đã tạo. Tuy nhiên đến lúc nào thì trên blog của bạn chưa có bài viết nào cả. Để bắt đầu post (viết bài) đầu tiên cho blog, click [Start Posting]

Trang 7: Đây là giao diện để viết bài

Title: chủ đề bài viết ví dụ: Xin chào các bạn đến blog của tôi

Cái khung to bên dưới là nên bạn sẽ viết bài. Bạn cũng thấy một cái ô hình chữ nhật góc phải dưới Labels for this blog: đây là nơi bạn thêm các chủ đề, lĩnh vực cho bài viết ví dụ như: thư giản, giải trí. Các chủ đề được cách nhau bằng dấu phẩy ",".

Khi đã viết xong để đưa lên blog cho mọi người xem thì click [Publish Post] hoặc bạn muốn lưu lại để hôm sau viết tiếp thì click [Save Now]

Monday, July 30, 2007

Thủ thuật internet với tìm kiếm google search

Một số thủ thuật với google search. Tìm kiếm trên internet thì không ai không biết đến Google. Với một giao diện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho việc tìm nhanh những gì mà bạn gõ vào một cách khá chính xác. Google là công cụ tìm kiếm (search engine) hàng đầu hiện nay.


Khi bạn gõ vào cụm từ để tìm: chuyen de blog thì mặc định nó sẽ tìm từng từ riêng rẻ (như: chuyen, de, blog), kết hợp từng cặp từ (như chuyen de, chuyen blog, chuyen de blog...) trong đó nó sẽ ưu tiên cho cụm từ chuyen de blog những kết quả trên sẽ được google tổng hợp lại theo một công thức nào đó rồi gửi về cho bạn xem. Dưới đây là một số thủ thuật google bạn có thể tham khảo:

1. Để tìm chính xác một cụm từ bạn cần phải dùng dấu " để đóng cụm từ đó lại ví dụ bạn gõ vào: "chuyen de blog"
2. Dùng ANDOR: (chữ hoa)
AND ở đây có nghĩa là và (theo mặc định của google thì bạn không cần dùng AND vì google sẽ tìm tất cả các cụm từ

bạn gõ vào) ví dụ tìm: thu thuat blog AND chuyen de blog
OR (hoặc hay):thu thuat blog OR chuyen de blog
3.intitle:từ cần tìm
Chỉ tìm tiêu đề của trang (vì google tìm từ ở tất cả mọi nơi của 1 trang web)
4. intext:từ cần tìm
Chỉ tìm trong nội dung của trang web
5. inanchor:từ cần tìm
Tìm từ của một đường link (link anchors) ví dụ có mã html sau Thu thuat blog chat internet thì link anchors là Thu thuat blog chat internet
ví dụ tìm: inanchor: "Thu thuat blog"
6. site:địa chỉ của website
Tìm kiếm cac trang web trong 1 website, blog nào đó
Ví dụ: site:vinablog.blogspot.com thì chỉ tìm những trang nằm trên blog này
7. link:địa chỉ 1 website
Liệt kê những trang web có đường link đến trang web này
Ví dụ: link:www.google.com
8. filetype:
Dùng để tìm một loại file nào đó ví dụ như pdf, doc...
Ví dụ: harry potter filetype:pdf
9. movie:phim cần tìm
Ví dụ: movie:harry portter
10. music:tên bài hát hoặc ban nhạc
Ví dụ: music:abba

Phần mềm chat Yahoo Messenger, Windows Live Messenger, Google Talk, Skype

Đi tìm sự thú vị trong từng phần mềm chat

Yahoo Messenger có thể là chương trình chat thông dụng nhưng Windows Live Messenger, Skype, Google Talk lại có nhiều tính năng hấp dẫn hơn như viết status tiếng Việt dễ dàng, đàm thoại VoIP chất lượng cao, không bị thoát ra bất thình lình.

Giao diện

Chương trình Yahoo Messenger (YM - tải tại đây) quen thuộc với người dùng Việt Nam phần vì giao diện đơn giản, dễ sử dụng mà vẫn hấp dẫn. Nút Add (hình dấu +) rõ ràng, các câu chat nằm gọn gàng ngay sau tên nick.

Windows Live Messenger (WLM - tải tại đây) cũng có giao diện rất hấp dẫn, nhất là hình nền có màu sắc trang nhã. Nút Add hơi nhỏ nhưng khi dùng nhiều, bạn sẽ thấy quen.

Skype (tải tại đây) là chương trình chat nhưng mạnh về thoại VoIP với chất lượng hàng đầu thế giới. Giao diện ban đầu nhìn hơi rối nhưng người sử dụng sẽ mau chóng quên điều này khi khám phá các tính năng hấp dẫn của phần mềm.

Google Talk (tải tại đây) có giao diện đơn giản nhất, đến mức "thô sơ". Nút Add nằm hơi khuất, tận cuối bảng. Tuy nhiên, giao diện cửa sổ chat khá sạch sẽ, không rối mắt kiểu "Tiger Beer says:..." như WLM và Skype.

Hệ thống mặt cười (smiley hay còn gọi là emoticon)

Thổi cảm xúc mới vào emoticon của Yahoo Messenger

Hình biểu tượng là ngọn nguồn cảm hứng cho người dùng phần mềm chat vì đã giúp họ thể hiện tình cảm nhanh chóng bên cạnh các con chữ. Yahoo Messenger được nhiều người thích vì có các smiley dễ thương, tinh nghịch và có thể thay đổi được nếu muốn. Nhưng các hình ảnh này chỉ có giá trị trên máy tính của người thay đổi chúng mà không hiện ra ở máy của bạn chat.

WLM mới là chương trình mang lại khả năng tùy biến emoticon nhiều nhất. Người sử dụng có thể thêm mặt cười trong WLM bằng hình của YM bằng cách bấm vào bảng Emoticons > Show all > Create > Find Image > Chọn file ảnh của YM trong thư mục cài đặt C:\Program Files\ Yahoo\Messenger\Media\Smileys > nhập ký tự tắt > OK.

Ngoài ra, bằng cách này, khi mở tới đường dẫn chứa các file ảnh GIF khác, người sử dụng có thể thêm các smiley một cách thoải mái. Nếu nhận được một mặt cười dễ thương của ai đó gửi tới, bạn chỉ cần bấm chuột phải > Add > nhập tên ảnh > OK. Sau đó, khi muốn dùng, chỉ cần vào cửa sổ Emoticons > Show all để gọi ra.

Skype không có hệ thống smiley ấn tượng và thiếu khả năng thay đổi. Còn Google Talk mới có những ký tự biểu hiện tình cảm ở ứng dụng trên nền web Google Talk Gadget chứ không có ở phần mềm, ví dụ :P sẽ xoay ngang thành hình người lè lưỡi...

Khả năng lưu trữ cuộc nói chuyện

Trong khi YM, WLM và Skype chỉ lưu các đoạn chat trên một máy tính hiện thời, Google Talk tự động ghi cuộc nói chuyện trên phần mềm vào hòm thư điện tử Gmail, giúp người dùng xem ở mọi nơi. Nếu không muốn lưu, bạn có thể chọn lại trong phần Settings.

Người sử dụng YM cần phải thiết lập lưu khá rắc rối bằng cách vào menu Messenger > Preferences > Archive > Yes, save all of my messages > OK và xem bằng cách vào menu Contacts > Messages Archive.

Các chương trình WLM và Skype mặc định lưu vào máy tính cho người dùng và họ chỉ cần bấm vào dòng "View entire conversation history" hay "View full chat history" ngay ở cửa sổ trò chuyện để xem.

Thay đổi nền của cửa sổ trò chuyện

WLM là chương trình số một về khả năng tùy biến nền cửa sổ chat (Background). Người sử dụng có thể tải hình nền một cách nhanh chóng, giữ cho riêng mình thưởng thức hoặc chia sẻ với bạn chat. Ngoài các background mặc định, họ còn tải được ảnh riêng lên cửa sổ này, bằng cách bấm vào biểu tượng Select a background... > Show all > Browse đến ảnh cần thay > OK. Nếu không muốn chia sẻ nền này cho người khác, bỏ đánh dấu ở ô Share backgrounds.

Ảnh nền riêng của người dùng được tải lên cửa sổ chat.

YM cũng có thể đổi ảnh nền (Environment) nhưng tốc độ chậm, buộc cả hai người chat phải dùng và họ không tự đổi được hình nền riêng như ý thích. Skype và Google Talk mới cho phép đổi màu của chương trình (theme).

Ngoài cách gõ chữ thông thường, WLM còn tích hợp khả năng "vẽ chữ" rất thú vị, bằng cách chọn biểu tượng cây bút thay cho biểu tượng chữ A.

Khả năng chat "liên dịch vụ"

YM và Windows Live Messenger đã 'thông' nhau

Hiện nay, WLM đã phát triển tính năng add nick của YM. Gõ abc@yahoo.com vào cửa sổ thêm danh sách bạn bè của WLM, người dùng có thể trò chuyện thoải mái bằng văn bản, smiley, buzz..., trừ một số tính năng như gửi file, xem webcam... Còn từ YM, bạn cũng có thể add cho 3 mạng khác là WLM, LCS và Lotus Sametime.

Tùy biến trên dòng trạng thái (status)

Viết status Yahoo Messenger bằng tiếng Việt

WLM, Skype và Google Talk đều cho phép viết status bằng tiếng Việt một cách dễ dàng mà không phải cài đặt thêm, chỉ cần bạn dùng Unicode để gõ. YM đòi hỏi khá nhiều công đoạn mới làm được điều này nhưng kết quả là một số chữ có dấu cũng không hiển thị đẹp và chuẩn.

WLM, Skype còn thể hiện được cả hình smiley lên dòng status, trong khi YM chỉ hiển thị bằng ký tự. Google Talk còn hiển thị luôn cả bài hát mà bạn đang nghe, trong khi YM phải dùng đến một phần mềm của bên phát triển thứ 3.

Các dấu báo bận, đi vắng... của YM khó kết hợp với dòng chữ trên status nhưng các phần mềm khác đều làm được việc này.

WLM và YM có thể đưa link vào một câu trên status, bằng cách viết dòng chữ, sau đó copy link trên một trình duyệt > quay lại cửa sổ status và nhấn Ctrl_V. Khi bạn nhìn, các ký tự của URL trên status vẫn hiển thị nhưng bạn chat chỉ nhìn thấy dòng chữ có gạch màu xanh, thể hiện liên kết link.

Từ chối người quấy rối

YM có khả năng từ chối các tin nhắn của một người không thích, bằng cách vào menu Messenger > Preferences > Ignore list nhưng bạn phải nhập lại nick này trong cửa sổ, đồng thời xóa nó trong sổ địa chỉ (nếu bạn cần đến nó trong tương lai thì việc này hơi bất tiện).

WLM, Skype và Google Talk đều có chức năng Block rất tiện dụng. Chỉ cần bấm chuột phải vào một nick, người dùng sẽ chặn được các tin nhắn và cuộc gọi từ nó, trong khi vẫn giữ được danh sách. Người bị khóa sẽ không nhìn được trạng thái của bạn và luôn thấy bạn offline.

T.H.VnExpress.net

Đưa hình ảnh vào , lên trên blog

Mỗi khi viết bài bạn cần đưa hình lên minh họa cho sinh động hoặc đơn giản bạn muốn đưa những hình bạn thích cho mọi người xem. Bạn có thể đưa nó thẳng lên blog bằng cách:

1. Yahoo 360: click vào nút Browse để tìm hình từ máy của bạn đưa(load) lên, chờ cho hình được load lên xong, click Preview để xem thử. Các hình này sẽ lưu trên blog của bạn.

2. Blogger (blogspot.com): click lên hình Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket để chọn hình load lên Chuyen de blog online - Add Image on blog Bạn click Browse chọn hình từ máy rồi click Upload Image -> Click Done

3. Blog Wordpress: click Browse để chọn hình rồi click Upload chờ hình load lên xong rồi click Send to Editor

Chắc bạn cũng biết dung lượng của mỗi blog không được nhiều. Nếu bạn đặt nhiều hình lên blog thì sẽ tốn MB và blog của bạn sẽ nhanh chóng bị "đầy" (hết chỗ trống để lưu, viết bài nữa). Có cách thứ 2 giải quyết vấn đề này là đặt hình ở chỗ khác rồi bạn link vào bài viết. Hằng ngày bạn lướt web bạn bắt gặp những hình rất đẹp. Bạn có thể đặt nó lên blog của bạn (đây có thể gọi là "mượn hình của người khác") bằng cách:
Click chuột phải lên hình rồi click Properties bạn sẽ thấy địa chỉ của hình này trên hàng Address(URL) đối với IE hoặc Location đối với FireFox. Địa chỉ sẽ được bắt đầu bằng http://.... Bạn copy đoạn đó rồi vào chế độ soạn thảo html( Yahoo 360: click View Html Source; Wordpress: click Code; Blogger: click Edit Html) của blog đặt vào đoạn mã sau ngay chỗ nào bạn muốn hiển thị hình
Tên gọi hoặc ghi chú cho hình Bạn có thể bỏ các thông số alt, align, height, width, border.
Bạn có thể học một chút căn bản về Html tại đây http://www.w3schools.com/html/
Ví dụ tôi đặt
thì có hiển thị hình như bên dưới.


Tôi sẽ chỉ bạn chổ và cách để bạn có thể lưu hình miễn phí cho blog trong bài sau để không phải đi "vay mượn" các trang web khác nữa.

Tìm hiểu đôi chút về hệ thống Google

Không còn nghi ngờ gì nữa, Google Search Engine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của kỉ nguyên mạng (nếu có bình chọn, tôi sẽ xếp Google chỉ đứng sau Internet và World Wide Web). “Trên Google, cái gì cũng có″. “Chưa có công cụ tìm kiếm nào nhanh như Google”. “Muốn tìm hả, cứ Google đi, sẽ có ngay”. v.v…Người ta nói và dùng Google ở mọi lúc, mọi nơi, như thể Google là một phần cuộc sống của họ. Sự kiện Google trở thành một động từ chỉ động tác tìm kiếm đã đánh dấu một mốc quan trọng trong con đường đưa Google trở thành một huyền thoại, sánh ngang với những Windows, Unix, Internet hay World Wide Web..

Google Search Engine là điển hình cho nhiều sự tương phản đến kì lạ:

  • Có lẽ thanh công cụ tìm kiếm Google là một trong những phần mềm có giao diện đơn giản nhất mà loài người đã từng viết ra: chỉ đơn giản một ô nhập liệu và hai cái nút bấm, nhưng nó lại làm được một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất: Tìm kiếm thông tin cho con người. Khi bạn nhập vào từ khóa cần và bấm những cái nút kia, những gì bạn mong muốn sẽ xuất hiện, chính xác và hợp lí “như có phép màu”.
  • Google chính là một trong những tập đoàn xuất hiện muộn nhất trong kỉ nguyên mạng (ra đời vào năm 1998 khi mà thị trường công nghệ “tưởng như đã an bài” - cho đến nay chưa được 10 năm), nhưng liên tiếp là tập đoàn thành công nhất thế giới số trong những năm gần đây. Sự thăng tiến đến chóng mặt của Google đã khuấy đảo cả những “ông trùm” lớn và có lịch sử hào hùng như Microsoft hay Yahoo, đồng thời tạo nên một cuộc chạy đua vĩ đại chưa từng có, lôi kéo hàng loạt “đại gia” hàng đầu về công nghệ.
  • Thành công và sự thống trị của Google đã chứng minh cho một chân lý: “Trong thế giới công nghệ thông tin, không có gì là quá muộn cả. Bạn vẫn có thể làm vua dù bạn ra đời sau, miễn là bạn có những bước đi hợp lý và mạnh dạn với hướng đầu tư của mình”. Trước khi có sự xuất hiện của Google, thị trường tìm kiếm chỉ có thể nói là “thô sơ”, “đóng băng” và “hời hợt”, đến mức ngay cả những Microsoft hay Yahoo, với khả năng “săn mồi” cực nhạy cũng không nhìn thấy triển vọng nơi đâu. Nhưng Google lại khác. Họ đã nhìn ra và tấn công vào lãnh địa tìm kiếm “tất yếu” nhưng chưa “chín muồi”, đã nhìn thấy tiềm năng trong khi những người khác không nhìn thấy. Và họ đã làm vua, dù về tuổi đời cũng như truyền thống, họ còn thua xa Microsoft.

Người ta có thể rút ra hàng ngàn bài học từ Google. Trong kinh doanh cũng như trong chiến lược, Google đều tỏ ra rất khôn ngoan và lọc lõi. Tuy nhiên, đây là thế giới thông tin, và bạn không thể đại thành công với một tri thức tồi, hoặc thậm chí “tốt nhưng chưa đủ xuất chúng”. Nếu bạn nhập vào từ khóa, sau đó bấm vào mấy cái nút ấy mà kết quả không ra gì hay “chưa đủ sức thuyết phục”, Google chỉ là một cái tên xoàng xĩnh. Tuy nhiên, nếu bạn luôn đạt được điều mình mong muốn, bạn sẽ hiểu rằng đằng sau mấy cái nút đơn giản ấy là cả một kho tàng chứa đựng vô vàn trí tuệ cũng như công sức. Và hiển nhiên, những cái nút lại trở thành biểu tượng để người ta tôn sùng.

Bài viết này không có ý định trình bày về những thành tựu mà Google đã đạt được - mọi người đã nói quá nhiều rồi. Ở đây, ta sẽ cùng nhau “đào xới” đôi chút về kiến trúc của Google Search Engine để có thể trả lời một phần cho câu hỏi: Đâu là cội nguồn sức mạnh của Google?

Chú ý: Trong bài viết này có sử dụng một số công thức Toán học được gõ bằng TeX. Bạn vẫn có thể xem bình thường nhưng sẽ nhận được một thông báo lỗi. Nguyên nhân là do máy tính của bạn chưa cài các font dành cho TeX. Có hai lựa chọn cho bạn:

Giới thiệu về Search Engine

Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu những khái niệm và thành phần cơ bản của một Search Engine điển hình. Sau khi đọc xong mục này bạn sẽ:

  • Hiểu về chỉ số - chỉ số ngược và tầm quan trọng của chúng trong việc xây dựng Search Engine
  • Nắm bắt được định nghĩa và nhận biết được 3 loại Search Engine
  • Hiểu cấu tạo và hoạt động của Search Engine
  • Nhận thức được những thách thức phải đối diện khi xây dựng một Search Engine

Chỉ số và chỉ số ngược

Index là từ mang nhiêu ý nghĩa khác nhau. Trong xuất bản và in ấn, index nghĩa là bảng chú dẫn, cho phép tra cứu nhanh thông tin về những từ khóa quan trọng trong một cuốn sách. Trong kinh tế, index lại hàm ý số so sánh, đo tỉ lệ giữa giá cả và chất lượng. Trong Toán học, index gắn liền với khái niệm “chỉ số” của lý thuyết số, lũy thừa, số thứ tự của một số trong dãy, hay định lý Poncairé-Hopf liên quan đến tổng các chỉ số của một trường vector. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét khái niệm index trong phạm vi của lập trình máy tính và cơ sở dữ liệu.

Chỉ số (index)

Trong khoa học máy tính cũng như trong lập trình, một chỉ số (index) có thể là:

  • Một số nguyên dùng để xác định phần tử nào đó trong một mảng
  • Một phần tử trỏ đến dữ liệu
  • Cấu trúc dữ liệu cho phép tìm kiếm trong thời gian tuyến tính

Giả sử ta có n đối tượng dữ liệu. Thuật toán “ngây thơ” nhất để tìm kiếm một đối tượng nào đó có tính chất mong muốn hay không là “dạo qua” hết tất cả các đối tượng. Thuật toán này yêu cầu thời gian tuyến tính O(n). Nếu đây là lần đầu tiên chúng ta được “tiếp xúc” với tất cả các đối tượng dữ liệu này và ngay lập tức phải tìm kiếm trên danh sách, tất nhiên việc phải duyệt toàn bộ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tìm kiếm phải dựa trên cơ sở những thông tin có sẵn, và thay vì phải dùng thuật toán “ngây thơ” hùng hục lật từng đối tượng, ta có thể tận dụng thông tin đã biết để tăng tốc thao tác tìm kiếm.

Chỉ số còn có ý nghĩa là bất kì cấu trúc dữ liệu nào dùng để cải thiện việc tìm kiếm. Người ta đã đưa ra rất nhiều cấu trúc dữ liệu phục vụ cho mục đích này, chẳng hạn như các hàm băm, các cấu trúc cây, v.v…Đa số các thuật toán cho phép tìm kiếm trong thời gian O(log(n)). Cá biệt có thuật toán tìm kiếm trong thời gian hằng số trên những đối tượng dữ liệu đặc biệt.

Trong khoa học cơ sở dữ liệu, chỉ số đặc trưng cho một tập thuộc tính (tương ứng với một tập các cột trong bảng) cho phép truy cập nhanh đến các bản ghi (tương ứng với các hàng). Chỉ số được tối ưu hóa nhằm phục vụ mục đích tìm kiếm, vì thế thường nhỏ hơn một bảng thực sự. Khác với khóa, chỉ số có thể là duy nhất (unique) hoặc không (non-unique).

Như đã nói ở trên, chỉ số bao gồm một tập thuộc tính (hay các cột) trong một bảng. Thứ tự xuất hiện của các cột ở đây đóng vai trò rất quan trọng. Ta có thể ngay lập tức thu được được bản ghi cần tìm nếu dùng chỉ cột thứ nhất, nhưng chưa chắc nếu chỉ dùng cột thứ hai.

Người ta thường dùng nhiều cấu trúc dữ liệu khác nhau để cài đặt chỉ số trong cơ sở dữ liệu, điển hình nhất là các cây cân bằng (B - Tree) và bảng băm (Hash).

Chỉ số có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong Information Retrieval, ngành khoa học nghiên cứu tất cả thủ tục tìm kiếm thông tin trong các tài liệu, dữ liệu meta mô tả tài liệu, siêu văn bản trên Internet hay cơ sở dữ liệu.

Chỉ số ngược (inverted index)

<đang viết dở>

Định nghĩa và phân loại Search Engine

Định nghĩa

Nói một cách đơn giản, Search Engine (công cụ tìm kiếm) hay Search Service (dịch vụ tìm kiếm) là phần mềm hay chương trình được thiết kế để trợ giúp cho việc tìm kiếm thông tin trong một hệ thống máy tính, chẳng hạn như World Wide Web, hay một mạng cục bộ hoặc máy tính cá nhân. Search Engine cho phép người dùng tìm kiếm thông tin theo một số tiêu chuẩn (criteria) nhất định, thông thường là những thành phần có chứa một hoặc một vài từ khóa (keywords) và trả lại một danh sách các kết quả phù hợp với tiêu chuẩn đó.

Thuật ngữ Search Engine trên môi trường Internet World Wide Web mà ta sử dụng hàng ngày chỉ dạng tìm kiếm thông qua cơ sở dữ liệu gồm nhiều trang văn bản có định dạng HTML. Về cơ bản, có ba loại Search Engine:

  • Search Engine dùng các robot, thường gọi là crawlers (tạm dịch: “những kẻ sục sạo”), ants (đàn kiến) hoặc spiders (bầy nhện).
  • Search Engine do con người tự gửi dữ liệu (human submissions search engine).
  • Search Engine kết hợp cả hai loại trên.

Phân loại

  • Các Search Engine dựa trên crawler (Crawler - based search engines): Sử dụng những phần mềm “do thám” tự động (automated software agents) gọi là các crawlers. Chúng sẽ ghé thăm các Website, đọc thông tin thực sự có trong đó, đồng thời đọc tag meta và theo các liên kết trong Website để tiến hành thao tác đánh chỉ số. Các “đặc vụ viên” này sau đó gửi thông tin thu nhận được về kho dữ liệu trung tâm (data central depository), nơi dữ liệu được đánh chỉ số thực sự. Kho dữ liệu trung tâm này thực chất là hệ thống máy chủ của các hãng tìm kiếm. Cứ sau một thời gian nhất định, “những kẻ sục sạo” lại “rà soát” và “đào xới” Internet để tiến hành tìm kiếm thông tin mới và cập nhật lại dữ liệu cũ. Tần suất “bới móc” do người quản trị của Search Engine quyết định.
  • Các Search Engine do con người gửi dữ liệu (Human - powered search engines) dựa trên việc con người đưa tự thông tin rồi sau đó được đánh chỉ số và phân loại.

Trong bất kì trường hợp nào, khi sử dụng công cụ tìm kiếm, bạn thực sự chỉ tìm kiếm trong phạm vi tập chỉ số, bạn không tìm kiếm trên World Wide Web hay Internet. Tập chỉ số này vốn là một cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm những thông tin đã được thu thập và lưu trữ từ trước. Đó là lí do giải thích tại sao đôi khi kết quả tìm kiếm mà Google hay Yahoo đưa ra lại chứa một vài links đã bị chết. Nguyên nhân là kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số, mà nếu những chỉ số không được cập nhật khi những liên kết không còn tồn tại, Search Engine vẫn coi như các links này đang sống. Tình hình chỉ thay đổi cho đến lần cập nhật tiếp theo.

Cấu tạo và hoạt động của Search Engine

<đang viết dở>

Các thành phần của một Search Engine

Dưới đây

Những thách thức phải đối diện

<đang viết dở>

Kiến trúc của Google

<đang viết dở>

Thuật toán điều hướng kết quả tìm kiếm

<đang viết dở>

PageRank

<đang viết dở>

Thuật toán hiện tại của Google

<đang viết dở>

Hệ thống file của Google

<đang viết dở>

Tài liệu tham khảo

<đang viết dở>



nguồn: vieblog.wordpress.com

Giám sát tình hình trang web của bạn qua dịch vụ Google Analytics

Nếu bạn muốn biết những con số thống kê thật chi tiết về lượt khách đã truy cập website của mình như số lượng là bao nhiêu, họ cư ngụ ở nơi nào, họ dừng lại xem trong bao lâu… thì giờ đây, bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ này với Google Analytics. Từ những số thống kê đó, bạn sẽ có cơ sở để thực hiện những điều chỉnh thích hợp nhằm thu hút được nhiều người xem hơn.

Google Analytics là một dịch vụ giúp bạn theo dõi website của mình một cách đầy đủ. Điều đó rất có ích với các webmaster vì nhờ những kết quả thu lượm được bạn có thể đưa ra những chiến lược khác nhau cho việc phát triển website của mình. Xét về tính năng, uy tín cũng như độ tin cậy, dịch vụ này không hề thua kém bất cứ một dịch vụ trả phí nào. Bạn có thể xem số người truy cập mỗi ngày, số trang họ đã xem, số người quay lại trang web, và rất nhiều thông tin khác… Các thông tin đều được thể hiện một cách rõ ràng dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, và bạn có thể trích xuất nó ra thành tập tin xml, txt để xem offine trên máy tính. Với những tính năng tuyệt vời, độ ổn định cao, Google Analytis quả là một dịch vụ đáng để các webmaster lưu tâm.


Giao diện của Google Analytics gồm có 2 phần:

- Analytics Setting: để quản lý danh sách các website.

- View Record: để nhận báo cáo từ việc theo dõi website.

Bạn bấm vào từng mục để sử dụng, trang web đáp ứng khá nhanh.

l Đăng ký và sử dụng

Việc đăng ký và sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ việc vào địa chỉ www.google.com/analytics và đăng nhập với địa chỉ thư điện tử Gmail của mình (hiện nay đã có thể đăng ký Gmail mà không cần Invite). Sau khi đăng nhập, giao diện của Google Analytics sẽ hiện ra. Nếu chưa thiết lập theo dõi một website nào thì bạn bấm vào đường link Add Website Profile tại bảng Website profile để bắt đầu.

Đầu tiên, bạn cần khai báo website cần theo dõi. Ở mục Choose Website Profile Type bạn chọn Add a Profile for a new domain để tạo profile website mới, hoặc chọn Profile for an existing domain để chỉnh sửa profile cũ từ trước. Mục Add a Profile for a new domain, bạn nhập vào tên miền website của mình. Nếu đã thiết lập theo dõi từ trước thì bạn chỉ việc bấm nút Finish để kết thúc và nhận đoạn mã từ Google Analytics. Nếu là lần đầu tiên, bạn sẽ phải khai báo thêm một số thông tin cá nhân nữa.

Về phía website của bạn, bạn cũng cần phải copy đoạn mã từ Google Analytics và chèn vào phía sau thẻ Body của từng trang web nếu nó được làm bằng HTML. Với các trang web động, bạn chỉ cần chèn vào template của trang web mà thôi.

l Theo dõi website

Sau khi làm theo các bước như trên, website của bạn đã sẵn sàng được theo dõi. Tại phần Analytics Setting bạn bấm vào tên website cần theo dõi ở mục Website Profiles.

Tại giao diện của mục View Record bạn sẽ thấy phía bên tay trái là danh mục các kiểu theo dõi, phía bên tay phải là bảng hiện thị chi tiết từng mục. Phần chi tiết được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu rất trực quan. Bạn có thể bấm vào từng mục để xem các thông số. Bạn có thể xem số lượng người ghé thăm website, số lượng người thăm mới, số lượng người tìm thấy website bạn tại bộ máy tìm kiếm, số từ khóa được dùng nhiều nhất để tìm thấy trang web của bạn, v.v… Ở dưới mỗi mục theo dõi còn có phần Help (bằng tiếng Anh) khá dễ hiểu giúp cho bạn có thể tận dung tối đa Google Analytics. Ngoài ra bạn còn có thể xem lại thông số những ngày trước bằng cách bấm vào ngày cần xem trong mục Date Range.

Để in bản theo dõi, bạn bấm vào biểu tượng máy in trên thanh tiêu để của mỗi mục chi tiết. Ở đây cũng có 3 biểu tượng giúp bạn xuất các thông tin thành các tập tin theo 3 dạng văn bản là txt, xml, xls.

l Thiết lập bộ lọc

Ngoài các tính năng hữu ích trên, Google còn cung cấp cho bạn một công cụ giúp lọc thông tin trước khi đưa ra cho bạn xem xét. Để sử dụng tính năng này, tại giao diện Analytics Setting hãy bấm vào mục Filter Manager. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các filter mà bạn đã thiết lập. Nếu chưa thiết lập filter nào, bạn bấm vào Add Filter đễ thiết lập 1 filter mới. Ở mục Add Filter, bạn chọn tên filter, kiểu filter (Filter Type) và website mà bạn muốn thiết lập filter.

Google cung cấp cho bạn khá nhiều kiểu filter hữu ích, dưới đây sẽ là sơ lược về từng filter:

- Exclude all traffic from a domain: sử dụng bộ lọc này để không nhận các truy cập từ một địa chỉ nào đó như là một ISP chẳng hạn.

- Exclude all traffic from an IP address: bộ lọc này sẽ loại trừ mọi truy cập từ một địa chỉ IP nào đó.

- Include only traffic to a subdirectory: bộ lọc này sẽ giúp bạn chỉ nhận thông tin từ một subdomain của website.

Ngoài ra còn có mục Custom Filter giúp bạn tùy biến các bộ lọc cho riêng mình:

- Exclude: mục này giúp bạn loại bỏ không theo dõi một mục nào đó.

- Include: chỉ nhận thông tin trong một mục nhất định và bỏ qua các mục khác.

- Lowercase: lọc chữ thường.

- Upcase: lọc chữ hoa.

- Search and Replace: tìm kiếm và thay thế các chuỗi trong các mục.

- Lookup Table: mục này hiện chưa thể sử dụng được.

- Advande: mục này cho phép bạn tùy biến một kiểu lọc cao cấp phù hợp với công việc riêng của mình.

l Bổ sung người dùng mới

Giả sử nhóm thiết kế website của bạn gồm nhiều người, tính năng này cho phép bổ sung các người dùng (user) mới có thể cũng theo dõi website của bạn.

Để tạo thêm user mới, tại giao diện Analytics Setting bạn bấm vào phần Access Manager, xuất hiện danh sách các user mà bạn đã tạo. Bấm vào phần Add User để tạo một user mới. Tại đây, bạn nhập vào email của user cần tạo tên tuổi và quyền của user (Admin hoặc View Reports). Sau đó bấm Finish để kết thúc quá trình tạo. O

CAO NGỌC TÙNG LÂM caongoctunglam@gmail.com, Báo Khoa Học Phổ Thông

Làm sao để xếp hạng cao trên Google?

Bạn có biết đến hiệu ứng "Sandbox" mà các trang web mới ra thường gặp phải trong danh sách kết quả của Google?

Hãy tưởng tượng như thế này: mỗi người thường được chăm sóc, chú ý trong những năm mới chào đời cho đến khi đi học. Nhưng kể từ đó, bạn sẽ được xếp chung vào cái "cộng đồng người" và để có được sự chú ý của những người xung quanh, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều… Đó cũng chính là hiệu ứng "sandbox" ("túi cát" - tượng trưng cho cái gọi là "cộng đồng lớn") của Google.

Hiệu ứng "Sandbox" là hiện tượng các trang web mới ra đời nhanh chóng có được vị thứ khá cao trong vòng 3-4 tuần đầu đối với các từ khóa có liên quan (đặc biệt là nếu nó trùng với tiêu đề - "title" - của trang web) và sau đó nhanh chóng bị tuột xuống rất xa trong bảng xếp hạng. Trang web khi đó bị gọi là rơi vào "túi cát" của Google. Có vẻ như đây là một biện pháp phòng chống các trang "spam" của Google: Tất cả các trang web đều bị trải qua hiệu ứng này. Một khi đã nằm trong túi cát, cơ chế của Google sẽ phân biệt những trang nào mới, những trang nào cũ và để cải thiện vị trí xếp hạng khi đó sẽ tốn khá nhiều thời gian, nhưng một khi vị thứ đã được cải thiện thì nó thường sẽ khá ổn định - một hình thức thử thách về thời gian. (Để biết thêm về hiệu ứng "sandbox" này, đọc bài Taking Advantage of Google’s Sandbox Effect)

Chắc chắn bất kỳ ai có trang web riêng đều muốn trang của mình được biết đến nhiều, và để vậy thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để trang web của mình được xếp hạng cao trong danh sách các kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó? Google từ lâu vẫn giấu kín thuật toán xếp hạng trang web của mình và tất cả những gì mọi người biết là một điểm khá chung chung: nếu trang web của bạn càng được nhiều trang khác chỉ đến thì trang của bạn có lẽ sẽ được xếp hạng cao hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "spam" các liên kết để có được kết quả cao (ví dụ như gửi liên kết vào các phản hồi của các blog, các diễn đàn, tạo các file ảo chứa từ khóa trên máy chủ,…).

Để giải quyết tình trạng này, Google gần đây đã bổ sung rất nhiều những điều kiện đánh giá khác nhau - và lần này, những điều kiện này được nêu công khai (sau khi nộp đơn xin bằng sáng chế tại Mỹ đối với công nghệ xếp hạng mới của họ). Hãy tìm hiểu trước những yếu tố trong cơ chế đánh giá mới này để giúp cải thiện vị trí trang web của bạn trong tương lai…

Yếu tố 1: TUỔI ĐỜI

Trang web của bạn đã tồn tại được mấy năm? Giờ đây, yếu tố "tuổi đời" trang web cũng trở thành một nhân tố ảnh hưởng đến vị thứ, và tất nhiên, như bạn đã đoán, trang web (hoặc liên kết) tồn tại càng lâu thì sẽ càng có vị thứ cao hơn trong danh sách kết quả.

Yếu tố 2: LIÊN KẾT ĐẾN

Có lẽ mọi người đều đã biết đến yếu tố này. Nhưng giờ đây Google không đơn giản chỉ "đếm" mà còn theo dõi luôn các thuộc tính khác như những thay đổi của liên kết, khoảng thời gian kể từ khi trang web xuất hiện cho đến khi nó được liên kết đến từ các trang khác, thời gian tồn tại của nó, vân vân… Với cơ chế này, những website được liên kết đến từ rất nhiều các trang khác trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi nó ra đời sẽ có nguy cơ bị liệt vào dạng "spam" (và có thể bị loại ra khỏi danh sách tìm kiếm).

Yếu tố 3: PageRank

PageRank là chỉ số xếp hạng của một trang web theo cách nhìn của Google có giá trị thay đổi từ 0 đến 10 (0 là không quan trọng chút nào và 10 là rất, rất quan trọng). Bản thân PageRank đã là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi và rất được quan tâm bởi các "webmaster" (nhân tiện, PageRank của nguoitapviet.info là … 0 :(. Nếu bạn muốn biết PageRank của trang web của bạn, hãy cài Google Toolbar, hoặc vào trang PrLookup.com).

Bất kể thế nào, giờ đây giá trị PageRank của trang web của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng và giờ đây, bạn không chỉ đơn giản là trao đổi liên kết với các trang web khác. Nội dung mô tả liên kết (là những từ gạch chân - tức là nội dung giữa hai cặp thẻ ) sẽ đóng một vai trò nhất định. Hãy nhớ là "giá trị thực" của các liên kết đến trang củ bạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là số lượng.

Yếu tố 4: CTR (Click Through Rate - số lần ghé thăm)

Được liên kết đến không thôi chưa đủ. Số lần người ta nhấn vào một liên kết để đến trang web của bạn cũng sẽ được xem xét. Việc đếm này có thể được thực hiện qua cơ chế sử dụng bộ đệm của trình duyệt hoặc thông qua thanh Google Toolbar. Thậm chí, Google còn theo dõi cả lưu lượng lưu thông của trang web (chả biết làm sao nó theo dõi được :)).

YẾU TỐ THỨ … N

Những yếu tố khác bên cạnh những gì được liệt kê ở trên cũng nên chú ý, như: số lần được người xem thêm vào danh sách những địa chỉ ưa thích của trình duyệt (Bookmarks/Favourites), tần số cập nhật, mật độ sử dụng từ khóa trong website, địa chỉ liên hệ của webmaster và địa chỉ tơợ giúp các vấn đề kỹ thuật (phải ổn định, không bị thay đổi thường xuyên),…

Thú vị hơn nữa, Googe giờ đây cũng sẽ theo dõi luôn những hoạt động của những người ghé thăm trang web của bạn thông qua Google Search. Ví dụ như nếu người dùng đến thăm trang web của bạn thông qua liên kết từ Google Search, Google sẽ ghi nhận khoảng thời gian người đó thoát khỏi trang của bạn và quay ngược về danh sách tìm kiếm. Nếu thời gian họ ở lại trang web của bạn càng ngắn thì có nghĩa là trang của bạn không chứa thông tin thích hợp với từ khóa, và tất nhiên sẽ bị "tụt hạng" đối với từ khóa đó. Vậy nên, hãy luôn tìm cách giữ khách ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt.

Một chú ý khác là giờ đây, việc cập nhật và viết thêm nội dung mới cho trang web của bạn không nhất thiết sẽ cải thiện vị trí của nó. Thậm chí là ngược lại, trang của bạn có thể sẽ bị theo dõi. Lý do như Google giải thích trong đơn xin cấp bản quyền là

1) Việc có những thay đổi quan trọng của nội dung về một chủ đề nào đó trong một khoảng thời gian ngắn có thể là do trang web đã đổi chủ sở hữu và vì vậy các yếu tố liên quan khác lấy từ nội dung có thể là không đáng tin cậy.

2) Việc có những thay đổi bất ngờ trong danh sách những chủ đề mà một trang web cập đến, hoặc chủ đề ban đầu của một trang web bị bất ngờ bị biến mất cho thấy trang web đó có thể là một spam và Google sẽ giảm "điểm" của trang web đó nếu như những hành vi trên bị phát hiện.

LỜI CUỐI

Tớ thật sự không biết có thuật toán hoặc công nghệ nào giúp Google theo dõi và đánh giá trang web như những gì họ đang xin được cấp bằng sáng chế (hehe, nếu mà tớ biết được thì có lẽ tớ đã được nhận vào làm cho Google rồi), nhưng Google vốn nổi tiếng vì những điều thần kỳ họ làm mà chưa ai làm được.

Vậy bạn nên chuẩn bị gì? Ngoài việc chú ý một số đặc điểm trên, cách tốt nhất và lâu dài nhất là hãy phát triển nội dung của trang web của bạn, làm cho nó có một chút gì đó hữu ích đối với người xem.

3 site auto đào Bitcoin miễn phí 0.0006BTC mỗi ngày

Bitcoin  (BTC) hiện nay là đồng tiền ảo đắc giá nhất hiện nay và cụm từ “đào Bitcoin” cũng không xa lạ với chúng ta, không ít bạn đầu tư nhi...