Friday, November 23, 2007

Thêm Blog vào các bộ máy tìm kiếm

Phải nói ngay rằng công cụ tìm kiếm (Search Engines) trên mạng Internet ví dụ như: Alta Vista, Lycos, Google, Yahoo... có thể đem đến cho bạn một lượng truy cập rất lớn. Khi người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách đánh vào công cụ tìm kiếm những từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị lên một danh sách kết quả các website có liên quan đến từ khoá. Kết quả tìm kiếm có thể lên tới hàng nghìn, nhưng hầu hết người dùng chỉ xem tới 20 kết quả đầu tiên và cùng lắm là thêm 20 kết quả tiếp theo. Nếu website của bạn không nằm trong 40 kết quả tìm kiếm đầu tiên thì hầu như không có hy vọng thu hút được truy cập từ các công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm? Có rất nhiều cách nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến giải pháp thêm blog, website của bạn vào các bộ máy tìm kiếm.

Có 2 khả năng:
1. Trong kết quả tìm kiếm không xuất hiện địa chỉ blog của bạn.
Nguyên nhân là Blog của bạn đã không được đánh chỉ mục (index) bởi các bộ máy tìm kiếm, do đó trong các kết quả trả về khi người sử dụng tìm kiếm không có địa chỉ blog của bạn.
2. Trong kết quả tìm kiếm trả về có địa chỉ blog của bạn nhưng nó nằm ở vị trí thư ...1000.
Nếu blog của bạn có trong kết quả tìm kiếm nhưng lại ở tít mãi tận vị trí thứ...1000 thì nguyên nhân là mặc dù blog bạn đã được bộ máy tìm kiếm đánh chỉ mục nhưng bạn vẫn chưa tối ưu hóa nó, do đó vị trí xuất hiện của nó trong kết quả tìm kiếm có cũng như không.
Search Engine Optimization (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm) hay còn gọi là SEO là cách thức nhằm tăng số lượng người biết đến blog của bạn thông qua kết quả tìm kiếm. Các bộ máy tìm kiếm khác nhau có những thuật toán tìm kiếm khác nhau để phân tích nội dung và từ khóa, sau đó đưa ra kết quả tìm kiếm. Google là một ví dụ, nó có một kỹ thuật gọi là page ranks (thứ hạng của trang web). Trong kết quả tìm kiếm trả về, nó dựa vào thứ hạng này, trang nào có thứ hạng cao thì được xếp hiển thị ở đầu của kết quả tìm kiếm. Dĩ nhiên là còn nhiều yếu tố liên quan khác mà các bộ máy tìm kiếm phải tính toán đến như: mức độ liên quan, nội dung duy nhất,...
Nhưng tôi phải nói trước rằng, không có giải pháp SEO nào là hoàn hảo và chắc chắn, lời khuyên của tôi ở đây là hãy cố gắng liên hệ với nhiều blog bạn bè khác, để họ có liên kết tới blog của mình và một điều cần làm nữa là thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm như trình bày dưới đây.
Mục tiêu của chúng ta ở đây là sẽ thêm blog (nội dung blog) của bạn vào các bộ máy tìm kiếm khác nhau, các bộ máy tìm kiếm này sẽ đánh chỉ mục cho blog của bạn để từ đó trong các kết quả tìm kiếm của mình, các bộ máy tìm kiếm này sẽ đưa ra liên kết tới blog của bạn nếu có nội dung hay từ khóa liên quan.
Trước khi thực hiện có mấy điểm cần chú ý:
a. Để kiểm tra xem blog của mình đã được một bộ máy tìm kiếm nào đó đánh chỉ mục hay chưa? bạn truy cập trang tìm kiếm đó, nhập vào URL đầy đủ của blog của bạn. Nếu bạn blog của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm thì điều đó có nghĩa là blog của bạn đã được bộ máy tìm kiếm đó đánh chỉ mục và bạn không cần phải thực hiện việc thêm blog của mình vào bộ máy tìm kiếm đó nữa.
b. Khi thêm blog vào bộ máy tìm kiếm, bạn chỉ cần thêm vào duy nhất địa chỉ blog của bạn (ví dụ như: http://tên_blog_của_bạn.blogspot.com ) mà không cần thêm vào từng trang riêng lẻ trong blog của bạn.
c. Nếu bạn thêm URL blog vào Yahoo! thì đồng thời nó cũng được thêm vào các bộ máy tìm kiếm khác như: AlltheWeb và AltaVista. Tương tự như vậy bộ máy tìm kiếm AOL thì sử dụng dữ liệu từ Google.
d. Một vài trang yêu cầu gửi quảng cáo tới bạn khi yêu cầu thêm blog vào trang đó. Nếu không muốn, bạn có thể bỏ qua. Bạn nên tạo riêng một địa chỉ email chuyên sử dụng để đăng kí thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm này.
e. Một vài bộ máy tìm kiếm có những chuẩn khác nhau về nội dung, kỹ thuật nên do đó việc thêm blog của bạn vào các bộ máy tìm kiếm này không đảm bảo rằng chúng sẽ thành công.
f. Đa phần muốn thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm, bạn sẽ phải trả phí. Tuy nhiên ở đây tôi cố gắng đưa ra các dịch vụ hoàn toàn miễn phí.
Danh sách các bộ máy tìm kiếm:

Danh sách các dịch vụ tự động thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm.
Có khá nhiều website trên Internet cung cấp dịch vụ tự động thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm. Chúng sẽ tự động thêm blog của bạn vào hàng trăm các bộ máy tìm kiếm lớn nhỏ khác nhau.


nguồn: www.di4vn.com

Thursday, November 22, 2007

Những vấn đề thiết yếu trong việc đăng ký website vào các search engine

Nguồn tin: Đinh Minh Chính – OnBoom Group

dang ky website Làm thế nào để đăng ký website của tôi vào các cỗ máy tìm kiếm? Câu hỏi nghe giản đơn và êm ái quá chừng. Nhưng đáng buồn thay, đây lại là một công việc đầy phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản chí. nếu bạn thực hiện đúng những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi thì việc đăng ký website vào các cỗ máy tìm kiếm là điều không mấy khó khăn.

Trước khi bắt đầu, các bạn cần phải biết phân biệt: Thế nào là SES (Search Engine Submission – Đăng ký website vào các Search Engine) và thế nào là SEO (Search Engine Optmization - Tối ưu hoá website cho các cỗ máy tìm kiếm).


Search Engine Submission: Đăng ký danh bạ.

Search Engine Submission là việc bạn đăng ký website của mình vào danh bạ của các search engine như Google, Yahoo hay MSN. Tuy nhiên, việc làm này không có nghĩa là website của bạn đã được xếp hạng cao với những từ khoá xác định, mà nó chỉ có một ý nghĩa: bạn đã báo cho các Search engine biết về sự tồn tại của website của bạn!

Hãy tưởng tượng khi bạn bỏ tiền ra mua 1 tờ vé số: Có tờ vé số trong tay hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bạn sẽ trúng số. Nó chứa đựng quá nhiều sự may rủi trong đó. Việc đăng ký website của bạn vào các search engine cũng vậy.

Search engine optimization: cải thiện lợi thế.

Search Engine Optimization là việc bạn sử dụng các công cụ, các biện pháp, các giải thuật để hoàn thiện website của mình với mục tiêu: Đạt thứ hạng cao trong các cỗ máy tìm kiếm cho một số từ khoá nào đó. Trở lại ví dụ về tấm vé số: Giả sử có một cách nào đó giúp bạn tìm ra những tấm vé số có khả năng trúng thưởng thì việc tối ưu hoá các website cho các cỗ máy tìm kiếm để bạn đạt thứ hạng cao cũng tương tự như vậy. Nếu có một phương pháp như vậy thì bạn sẽ cẩn thận lựa chon lấy những tấm vé số trúng thưởng thay vì bạn mua đại một tấm vé một cách ngẫu nhiên.

Search engine placement và positioning: Đạt thứ hạng cao.

Những thuật ngữ: Search Engine placement, Search Engine Positioning và Search Engine Ranking được dùng để chỉ việc một website nào đó đạt thứ hạng rất cao trên các cỗ máy tìm kiếm với một hay nhiều từ khoá nào đó. tức là bạn có thể vượt qua được rất nhiều người khác để đưa website của bạn lọt vào “Top 10” của các cỗ máy tìm kiếm với 1 hay nhiều từ khoá.

Search Engine marketing & Promotion: một quá trình tổng hợp.

Các thuật ngữ: “Search Engine Marketing” (SEM) hay “Search Engine Promotion” (SEP) để chỉ một quá trình tổng hợp trong việc tiếp thị 1 website lên các cỗ máy tìm kiếm. Quá trình này bao gồm: Đăng ký website, tối ưu hoá website và trả tiền cho việc được liệt kê trên các cỗ máy tìm kiếm.

Những thuật ngữ này làm nổi bật việc bạn đạt kết quả cao tại các search engine chứ không chỉ bao gồm việc bạn đăng ký đúng, tối ưu hoá website cẩn thận hay đạt thứ hạng cáo với một từ khoá nào đó. Nhìn chung đó là công việc mà bạn phải cải thiện website của mình sao cho website có tầm ảnh hưởng nhất định đến các Search Engine để những khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tìm thấy website của bạn.

Vấn đề đăng ký website

Nếu tất cả mọi người đều thực hiện đúng như sự chỉ dẫn tại các trang quan trọng (của website) thì chắc chắc đều nhận được kết quả khả quan trong việc có thêm nhiều người truy cập website nhờ các cỗ máy tìm kiếm mang lại. Tuy nhiên, nếu đủ thời gian và sự kiên nhẫn, thì bạn cũng nên đọc thêm nhiều điều từ website này để có thể hiểu được làm cách nào mà khi chúng ta tối ưu hóa một website thì lượng truy cập lại tăng lên, cùng những vấn đề khác giúp bạn dễ dàng tiếp thị website đến các cỗ máy tìm kiếm.

Đăng ký website vào các thư mục internet

Nguồn tin: Danny Sullivan - Chủ biên SearchEngineWatch
DmozThư mục internet thực chất là các cỗ máy tìm kiếm (search engine) được quản lý bởi những con người bằng xương bằng thịt. Những biên tập viên của các thư mục internet tự tay biên soạn tất cả các đăng ký liên kết.
Được liệt kê trong những thư mục internet là vô cùng cần thiết vì những thư mục lớn có rất nhiều người truy cập – và mặc nhiên, website của bạn cũng sẽ được nhiều người nhìn thấy. Hơn nữa, nếu bạn được liệt kê trong những thư mục lớn thì các Crawler, robots, spiders của các search engine sẽ rất thích tìm đến website của bạn, và tự động đưa website của bạn vào thư mục của nó một cách miễn phí.


Chuẩn bị

Bạn nên chuẩn bị kỹ càng trước khi đăng ký website của mình vào bất cứ thư mục internet nào. Việc chuẩn bị là bạn cần soạn ra một phần mô tả về website của bạn với lời văn dưới 25 từ. Phần miêu tả này nên lồng vào 2-3 cụm từ khoá quan trọng mà bạn hy vọng nó được tìm thấy bởi hệ thống search engine.

Nếu bạn có đủ thời gian, hãy tập trung nghiên cứu để tìm ra những từ khoá hay mệnh đề từ khoá tốt nhất (hay được tìm kiếm nhất) cho website của mình hơn là ngồi phỏng đoán rồi đưa “đại” vào phần đăng ký.

Có một điều cần lưu ý là phần mô tả website, bạn không được đưa vào đó những câu, từ ngữ sáo rỗng và nặng tính “tiếp thị”. Bởi vậy, nếu bạn muốn bán giày dép và muốn được tìm thấy với những cụm từ liên quan như “giày thể dục”, “giày tập chạy” thì nên viết phần mô tả một cách trung thực như sau:

"Chuyên bán các loại giày thể dục, giày chạy, giày ống và giày dép thời trang khác."

Nếu bạn viết một mô tả về website của mình dạng:

"Cửa hàng giày dép thời trang lớn nhất thế giới, giá rẻ nhất với những nhãn hiệu nổi tiếng nhất."

Thì chắc chắn các nhà biên tập của những thư mục internet sẽ rất ghét, và bạn cầm chắc bị loại ra khỏi danh mục của họ!

Đăng ký vào thư mục Yahoo!

Mội khi bạn vào một trang tìm kiếm, khi bên cạnh thanh search hiện lên dòng chữ “Power by Yahoo!” có nghĩa là bạn đang sử dụng hệ thống tìm kiếm của Yahoo! Mà hầu hết kết quả được lấy ra từ thư mục của nó. Những cỗ máy điển hình thuộc quyền sở hữu của Yahoo! Hay phụ thuộc vào công nghệ tìm kiếm và thư mục của Yahoo! Là Altavista, Alltheweb, Overture và Inktomi.

Yahoo có 2 tuỳ chọn đăng ký: “Standard” cho bạn đăng ký miễn phí và “Yahoo Express” là tuỳ chọn trả phí dịch vụ. Bạn hãy click vào đường link này để vào thư mục Yahoo.

Bất cứ ai cũng có thể đăng ký miễn phí vào Yahoo ở các danh mục phi lợi nhuận (non-commercial). bạn sẽ dễ dàng biết được danh mục nào là phi lợi nhuận, vì khi bạn cố gắng đăng ký vào một danh mục nào đó, Yahoo sẽ lập tức đưa bạn đến với tuỳ chọn “Express”.

Tại sao bạn lại phải thanh toán tiền cho Yahoo khi mà bạn có thể đăng ký vào thư mục miễn phí? Đơn giản là vì, nếu bạn có trả tiền, thời gian website của bạn có mặt ở thư mục của Yahoo sẽ nhanh gấp nhiều lần (từ 48 giờ). Trong khi nếu bạn không trả tiền, bạn đăng ký miễn phí thì không có một bảo đảm nào về việc bạn sẽ có mặt trong thư mục của nó. Nếu có chăng, thì cũng rất lâu sau bạn mới được ghi vào danh mục, nhưng ý nghĩa của sự có mặt này cũng không cao lắm.

Việc đăng ký website của bạn đến một danh mục phi lợi nhuận có thể sẽ được Yahoo chấp thuận nếu như lời lẽ, nội dung đăng ký bạn không đề cập đến thương mại hay quảng cáo, tiếp thị. Ví dụ, nếu bạn có một trang web kinh doanh giày thể thao, trang chủ chỉ toàn là giày và giá cả, có thể trang của bạn sẽ không được chấp thuận. Nhưng nếu trong website, bạn dành ra vài trang để tư vấn cho khách hàng của mình về việc chọn giày thể thao cho phù hợp, có lợi cho sức khoẻ thì trang của bạn lại rất được hoan nghênh.

Trong các danh mục thương mại, Yahoo yêu cầu các site phải trả 299 USD/năm để được đăng ký dịch vụ Express. Tuy nhiên, không hẳn là bạn đã đóng phí thì Yahoo sẽ liệt kê website của bạn ngay, mà trong thời gian 7 ngày, Yahoo sẽ cho bạn biết bạn có được liệt kê trong thư mục của nó hay không. Mặc dù vậy, trong tuyệt đối đa số trường hợp, Yahoo đều chấp thuận. Nếu bạn được chấp thuận, thì cứ sau mỗi năm, bạn lại phải đóng phí cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm tra xem trong năm đầu, số khách truy cập mà thư mục của Yahoo mang lại cho bạn có tương xứng với số tiền bạn bỏ ra hay không. Nếu thấy không hiệu quả, bạn có quyền từ chối đóng phí, và đương nhiên, website của bạn cũng bị gạch tên khỏi danh mục của Yahoo!

Nhưng đối với hệ thống truy vết (của search engine như robots, spiders, crawlers) thì sao? Đăng ký liệt kê website tại thư mục của Yahoo vì bạn hy vọng các spiders sẽ đánh giá cao website của bạn, nhưng nay bạn không còn được liệt kê trong thư mục của Yahoo nữa thì phải chăng, hệ thống truy vết cũng mất dấu bạn? Đừng quá lo lắng! Hệ thống truy vết sẽ tiếp tục liệt kê website của bạn. Lúc này, việc xếp hạng không căn cứ vào việc bạn có được liệt kê ở thư mục của Yahoo hay không. Bởi vì, sau một năm tồn tại, bạn đã có nhiều site link đến mình - điều này có nghĩa là việc không còn được liệt kê trong thư mục của Yahoo không ảnh hưởng gì nhiều đến vị trí xếp hạng của bạn. Nếu nguồn tài chính eo hẹp, bạn có thể dũng cảm chia tay với thư mục của Yahoo và chỉ đăng ký trở lại khi nào bạn thấy cực kỳ cần thiết.

Chi phí phải trả hàng năm cho Yahoo chỉ áp dụng cho những danh mục thương mại. Nếu bạn đăng ký website của mình vào danh mục phi lợi nhuận thì website của bạn sẽ được liệt kê vĩnh viễn mà không còn phải trả tiền định kỳ hàng năm. Tuy vậy, bạn nên đọc kỹ các điều khoản trước khi đăng ký để tránh phải hối tiếc sau này.

Nhưng làm thế nao để đăng ký vào thư mục của Yahoo? Rất đơn giản: nếu bạn đăng ký vào một thư mục phi lợi nhuận, bạn chỉ việc vào trang Directory, bấm vào nút “Suggest a Site” hiện ra ở góc trên bên phải màn hình. Một ô nhập liệu sẽ xuất hiện để bạn điền thông tin. Vậy là xong.

Nếu bạn đăng ký có trả tiền, bạn không cần chọn chính xác vào một danh mục nào cả. Thay vào đó, bạn chỉ cần bấm vào đường link này . Người biên tập của Yahoo sẽ lựa chọn danh mục phù hợp giúp bạn. Việc của bạn là chỉ cần điền thông tin cần thiết.

Những hướng dẫn nêu trên chỉ vừa đủ để cho bạn được liệt kê tại thư mục của Yahoo. Nếu bạn vội và thấy thật cần thiết, cứ áp dụng những hướng dẫn này. Chắc chắn, nó sẽ mang lại hiệu quả trước mắt cho bạn. Tuy nhiên, nếu có đủ thời gian, bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng trước khi đăng ký website vào dịch vụ quan trọng này.

Để chắc chắn nhất, bạn nên chọn một dịch vụ quảng bá website chuyên nghiệp làm giúp mình việc đăng ký website vào thư mục của Yahoo vì họ có kinh nghiệm, có kỹ năng, có quan hệ và có điều kiện thanh toán trực tuyến (chi trả bằng thẻ tín dụng).

Đăng ký website vào ODP (Open Directory Project)

Dự án thư mục mở - ODP (http://dmoz.org) được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn miễn phí và tự nguyện (một trong những dịch vụ miễn phí tốt nhất của Netscape). Thư mục này được coi như một tuỳ chọn thiết yếu đối với hầu hết các search engine chính (Google, Yahoo, MSN, Altavista, AOL, A9, HotBot…). Vì điều này, được liệt kê ở ODP là điều cần thiết - sống còn đối với tất cả website!

Tin vui nhất cho bạn là ODP hoàn toàn miễn phí! Còn tin buồn nhất cho bạn là bạn không hề nhận được thông tin xác nhận bạn đã đăng ký vào ODP và trong bao lâu thì website của bạn sẽ được liệt kê.

Để đăng ký vào ODP, bạn hãy lựa chọn danh mục phù hợp với website của mình, sau đó chọn “Suggest a Site” ngay trên góc phải màn hình. Điền đầy đủ thông tin vào theo hướng dẫn của ODP. Vậy là xong. Nếu được chấp thuận, bạn sẽ thấy site của mình xuất hiện trong vòng 3 tuần. Nếu không, bạn phải đăng ký lại.

Cũng giống như việc bạn đăng ký vào thư mục Yahoo, trước khi đăng ký vào thư mục ODP (Dmoz), bạn nên nghiên cứu thật kỹ những nhu cầu của site mình, đồng thời phải đọc thật kỹ phần hướng dẫn của ODP - nếu không 99% là bạn sẽ bị loại khỏi nó..

Người dịch: Đinh Minh Chính – OnBoom Group.


Đăng ký website vào Google, Yahoo và Teoma/Ask Jeeves

Nguồn tin: Danny Sullivan - Chủ biên Search Engine Watch

thu muc internet Những cỗ máy tìm kếm tự động index các trang web trên thế giới với mục đích lập danh sách tìm kiếm cho chính danh bạ của nó. Điều đó có nghĩa là, khác với các thư mục internet, mặc dù bạn chẳng cần đăng ký gì thì các trang web của bạn cũng mặc nhiên được các cỗ máy tìm kiếm tự động tìm đến lập chỉ mục. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bạn thiết lập được một website tốt, thì bạn rất có nhiều cơ hội để đạt kết quả tìm kiếm cao hơn những trang web khác.

Tuy nhiên, điều này sẽ được bàn chi tiết trong một bài khác. Trong bài này, chúng tôi tập trung phân tích việc đăng ký website hiệu quả vào các search engine chính: Google, Yahoo và Teoma.


Đăng ký vào Google.

Một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất trên thế giới là Google, bởi vì có rất nhiều người tìm kiếm thông tin trên thế giới sử dụng dịch vụ của Google. Hơn nữa, Google còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho khá nhiều cỗ máy tìm kiếm chính khác.

Cách hay nhất để đạt kết quả cao trong Google là bạn phải xây dựng thật nhiều liên kết từ bên ngoài đến website của bạn. Thật vậy, đây là phương thức hiệu quả nhất để bạn có thể được liệt kê tại các cỗ máy tìm kiếm chính. Các robots (crawlers, spiders) thường index các website trên thế giới thông qua các đường liên kết. nếu bạn có những liên kết tốt với những website tốt, thì các robots cũng rất thích đến index website của bạn.

Một thông tin vui dành cho bạn: Nếu bạn đã đăng ký website của mình vào các thư mục internet – và một trong những thư mục lớn đã chấp nhận liệt kê website của bạn thì bạn không cần thiết phải đăng ký website của mình vào các cỗ máy tìm kiếm, vì mặc nhiên, các cỗ máy tìm kiếm sử dụng kết quả tìm thấy trong thực mục để tự động index website của bạn.

Ngoại trừ cách xây dựng các liên kết, Google còn cho bạn đăng ký trực tiếp website của mình vào danh bạ của nó bằng đường dẫn: Add URL page . Tuy nhiên, điều này không đảm bảo là cứ đăng ký xong là website của bạn đã được index bởi Google. Bất chấp điều đó, bạn vẫn nên đăng ký theo đường dẫn trên để Google có thể sẽ liệt kê cho bạn trang chủ và 1 đến 2 URL trong hệ thống danh bạ của nó.

Như vậy là đủ, bạn không nên đăng ký website của mình thêm nữa. Lý do duy nhất để bạn đăng ký các trang trong (không phải là trang chủ) là do trang chủ của bạn có vấn đề, không thể đăng ký được. Còn không, bạn chỉ cần đăng ký trang chủ là đủ. Việc đăng ký trang trong của website là để cung cấp cho Google một URL thay thế khi trang chủ có vấn đề (như không thể truy cập được..). Nhưng cho dù bạn cung cấp cho nó trang nào đi nữa, nó cũng tìm đến tất cả các đường liên kết trong website của bạn và tiến hành index toàn bộ.

Nếu bạn có một website mới tinh, thì hầu như chắc chắn là bạn phải mất cả tháng trời chờ đợi trước khi Google bắt đầu lập chỉ mục website của bạn. Điều này cho thấy, bạn không nên quá sốt ruột cho việc hiển thị kết quả tìm kiếm của mình.

Đăng ký vào Yahoo.

Yahoo là một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất vì nó được rất nhiều người trên thế giới sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet (chỉ sau Google). Không nhữngt thế, Yahoo còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho rất nhiều cỗ máy tìm kiếm chính lớn trên thế giới.

Cũng giống như đối với Google, việc xây dựng thật nhiều liên kết hữu ích đến website của bạn là phương thức tốt nhất để bạn đạt kết quả tìm kiếm cao với Yahoo. Ngoài ra, bạn còn có thể đăng ký website của mình trực tiếp tại Yahoo the đường dẫn Yahoo submiting. Việc đăng ký vào Yahoo cũng tương tự như với Google - ngoại trừ việc bạn phải có một tài khoản Yahoo mail trước khi đăng ký.

Nhưng phải làm gì nếu bạn không được liệt kê miễn phí tại Yahoo? Yahoo cung cấp thêm cho bạn tính năng đăng ký theo dịch vụ có trả tiền. Cũng theo đường dẫn trên, thay vi chọn mục free submitting (hoặc basic), bạn chọn Express (tốc hành). Ngay sau khi đăng ký và thanh toán chi phí, Yahoo sẽ giúp bạn được liệt kê nhanh chóng trong danh bạ của nó (xem thêm “Đăng ký website vào thư mục internet”). Nhưng tại sao không đăng ký miễn phí mà lại phải trả tiền? Là vì Yahoo đang sở hữu hệ thống tìm kiếm hàng đầu thế giới với 3 loại Crawler (robots) khác nhau mà họ đã mua được vào 2 năm 2002 – 2003, đó là Inktomi, Altavista và Alltheweb. Nếu bạn được index bởi tất cả 3 loại crawler này, coi như bạn đã đạt được một phần thắng lợi vì chúng đang kiểm soát một số lượng lớn search engine trên thế giới.

Đăng ký vào Teoma

Teoma là cỗ máy tìm kiếm quan trọng bởi vì nó cung cấp kết quả tìm kiếm cho một trong những cỗ máy tìm kiếm chính là Ask Jeeves. Ngược lại, Ask Jeeves lại là chủ sở hữu của Teoma.

Teoma không có trang đăng ký website miễn phí. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không được liệt kê bởi Teoma và Ask Jeeves. Teoma tiến hành lập chỉ mục trang web của bạn - nếu bạn có được những liên kết hữu ích, Teoma sẽ tiến hành liệt kê website của bạn vào thư mục của nó một cách tự nhiên.


Người dịch: Đinh Minh Chính – OnBoom Group

Phương pháp tối ưu hóa dịch vụ Marketing cho Web Blogs

Nguồn tin: Seo Pro News
linkPhải nói rằng hầu hết các trang blogs hiện nay không phát huy hết hiệu quả quảng cáo của nó. Thậm chí đến những trang blogs chuyên về quảng cáo đôi khi cũng gặp thất bại vì không tận dụng hết được nguồn lực này. Blogs có thể là Web 2.0, nhưng những người chuyên viết bài cho nó (bloggers) không nên bỏ qua các thủ thuật quảng bá theo lối xưa, những phương thức được coi là cẩm nang của tiếp thị viên hơn 1 thập kỷ qua.

Dưới đây là 101 phương pháp căn bản bạn đừng bao giờ quên...

1. Đừng quên việc quảng cáo qua thư điện tử E-Mail.

Những Blogger thường quên cách thức quảng cáo này. Tôi rất tin vào dịch vụ truyền tin RSS nhưng chỉ dưới hình thức quảng cáo bằng Email.

Tuy RSS cung cấp cho chúng ta khá nhiều lợi ích độc đáo nhưng nó vẫn không là xu hướng chủ đạo hiện nay. Những tiếp thị viên và các nhà sản xuất thậm chí còn thờ ờ với cách quảng cáo qua Email, bỏ ngoài tai những tiềm năng người đọc một cách lãng phí.

Bạn đang tự hỏi tại sao mình lại cần một Email? Vậy hãy nghĩ tới những lợi ích bạn có thể để vuột mất nếu thiếu nó. Một số người thăm trang Blog của bạn, họ thấy thích một chủ đề và muốn bổ sung thêm thông tin vào đó. Họ không hề biết RSS là gì hay thậm chí không thèm quan tâm tới nó. Nếu bạn thất bại trong tìm Emai của họ, họ có thể sẽ không bao giờ quay lại trang web của bạn nữa! Vì sao ư? Vi họ đã quên nó và vì chỉ ngay sau đó thôi đã có đến hàng tá những trang web khác nắm bắt được sở thích của họ.

2. Không thể bỏ qua khâu xuất bản tạp chí điện tử E-Zine!

Cho ra một trang Blog không đồng nhất với ra mắt một tạp chí điện tử e-zine. Nếu có thể nên đăng e-zine theo tháng, theo tuần trên trang nhất, theo định dạng đơn dễ đọc.

Đơn giản vì nhiều khi người đọc không có đủ thời gian mà chiêm ngưỡng trang Blog của bạn một cách thường xuyên, liên tục. Một số khác lại chỉ muốn xem những thông tin ngắn gọn nhất, xúc tích nhất. Việc cho đăng tải một e-mail e-zine sẽ làm điều này thay bạn, nó sẽ giúp cho trang web của bạn có lượng độc giả dài hạn nhiều hơn.

3. Đăng ký E-Mail và RSS.

Cung cấp việc đăng ký E-mail (e-zine) và RSS là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của bất kỳ một trang blog nào. Tuy nhiên nhân tố này sẽ chẳng có tác dụng gì nếu độc giả không tận mắt chứng kiến trang Web của bạn cũng như khi họ vào xem mà bạn chả có chút khích lệ nào khiến họ ghi danh làm thành viên.

Trước hết, bạn nên hiển thị thông tin đăng nhập email e-zine và RSS ngay trên cùng của trang Blog thay vì để tận chỗ đẩu đâu, khó nhận biết.

Tiếp theo dùng một đoạn trích bắt mắt thu hút họ đăng nhập thành viên. Giải thích ngắn gọn về lợi ích khi đăng nhập, những thông tin mà họ có thể nhận được và cũng đừng quên lời hứa đảm bảo bí mật, không xâm phạm thông tin cá nhân của họ.

4. Giải thích về RSS (Really Simple Syndication)

Hầu hết người dùng internet vẫn chưa có khải niệm về RSS cũng như cách dùng nó ngoài việc bấm nút RSS trong trang blog.

Để giải quyết vấn đề này, tạo một trang giới thiệu RSS riêng và liên kết nó với phím đăng ký RSS trên trang chủ. Trong trang liên kết giải thích ngắn gọn:

- RSS là gì
- Những thuận lợi khi dùng RSS
- Nơi họ có thể nhận RSS miễn phí (đề cử theo ý kiến riêng của bạn!)
- Cách cài đặt (đưa từng bước hướng dẫn)
- Cách đăng ký qua RSS của bạn.
- Tại sao họ nên đăng ký qua hệ thống RSS của riêng bạn?
- Tiếp theo là các đường liên kết tới những RSS của bạn.

5. Nội dung chính.

Nếu bạn thường xuyên cập nhật cho trang Blog của mình, những tin cũ sẽ bị đẩy xuống dưới và những bài này đa phần người đọc không bao giờ lưu ý tới.

Để khắc phục tình trạng này bạn hãy tạo một danh sách các bài Top, cho hiển thị rõ ràng từng trang, tùy theo chủ đề muốn nhấn mạnh mà có sự sắp xếp thứ tự trước sau. Việc làm này nhằm thu hút những vị khách mới, họ sẽ đọc những gì hay nhất mà bạn có thể cung cấp và chính những thông tin hữu ích này sẽ biến họ từ những vị khách vãng lai thành độc giả và thành viên trung thành của trang web.

6. Tiêu đề dòng Tip

Khi nhìn một dòng Tip, bạn đọc luôn kỳ vọng xem nó có gì trong đó. Tiêu đề các bài viết có nhiệm vụ truyền tải những thông tin quan trọng nhất của bài viết. Bạn hãy tạo dòng Típ sao cho chắc chắn nó sẽ thu hút được độc giả vào xem.

7. Hướng bạn đọc theo cách riêng của bạn (MDA)

MDA (Most Desired Action) là cách bạn muốn các vị khách viếng thăm trang web của bạn, đăng nhập thành viên để yêu cầu nhiều thông tin hơn về dịch vụ của bạn, đặt hàng nơi bạn.

Blog sẽ giúp bạn tích cực trong lĩnh vực này (Nhưng chỉ khi bạn đã thực sự lôi kéo họ vào trang web). Cách sắp đặt thông tin một cách đơn giản vẫn chưa đủ.

Bạn thử gửi thẳng vài bản copy cho MDA ngay dưới mỗi bài Blog và nên thống nhất theo hàng bên tay phải hay trái.

Nếu bạn đang cung cấp đa sản phẩm hoặc đa dịch vụ, bạn nên quảng cáo từng sản phẩm trong từng bài theo chủ đề.

Và quả đúng như vậy! Nếu bạn muốn sử dụng nó như một công cụ để quảng cáo thì việc làm này còn hay gấp trăm vạn lần kiểu quảng cáo của Google trên trang Blog của bạn.

8. Tìm tòi sự khác biệt.

Blogs thông thường không thiết kế quá cầu kỳ và hầu hết chúng trông giống hệt nhau. Tuy việc thiết kế Blog một cách nhẹ nhàng là mặt tích cực nhưng chúng ta cũng nên đầu tư tạo trang Blog của mỗi người thật ấn tượng. Đừng làm rối bằng các chi tiết thiết kế nhưng vẫn phải đảm bảo sự khác biệt với các trong Blog khác hiện có trên thị trường.

9. Dùng tên miền của chính bạn.

Một sub-domain kiểu subdomain.typepad.com có thể là cách chọn lựa dễ dàng nhất nhưng đừng quên rằng tên miền chính là địa chỉ trực tuyến cố định sau này của bạn và nó cũng là một phần thương hiệu trực tuyến của bạn.

Do vậy, hãy đầu tư gấp đôi số tiền cho tên miền! Việc làm này sẽ nâng cao thương hiệu cũng như giúp bạn đọc tiếp cận trang Blog của bạn dễ dàng hơn.

10. Đừng quên các từ khóa

Bạn muốn từ khóa được sử dụng trong công cụ tìm kiếm mỗi bài viết?

Đừng quên đưa các từ khóa này vào trong nội dung của tiêu đề và phần thân của các bài viết.

11. Tương tác với bạn đọc

Nếu bạn đang có ý định làm trang Bloy viết về buôn bán đừng quên tương tác người đọc định hướng thương mại.

Vấn đề chính là lôi kéo những câu hỏi từ phía bạn đọc, gắn liền với chuyên ngành của bạn và việc hồi âm lại cho họ qua trang Bog. Nếu thích họ sẽ phản hồi. Khi bạn có một bài tổng kết, lại gửi lên hoặc cho link liên kết đến bài viết đó. Lại tiếp tục trao đổi…

12. Thủ thuật đặc biệt 101 quảng bá Blog

a] Tiếp thị tốt phương thức RSS của riêng bạn.

b] Làm tốt khâu tìm kiếm và danh mục trước khi bạn cấp nhật thông tin cho Blog, dùng dịch vụ miền phí như http://www.pingomatic.com .

13. Hãy lưu ý đến nội dung.

Và tất nhiên, những vấn đề nói trên sẽ chẳng làm nên điều gì khác biệt nếu bản thân nội dung bài viết không thú vị, có chất lượng và cung cấp thường xuyên.

Trên đây là 13 điểm lưu ý căn bản nhưng cũng đủ giúp bạn học hỏi về cách tối ưu hóa dịch vụ tiếp thị.

Đôi chút về tác giả
Rok Hrastnik là tác giả của bài viết. Khi đọc bài viết này chúng ta có thể biết được ngay lập tức cách nâng cao hiệu quả khả năng buôn bán qua mạng với dịch vụ RSS và sử dụng nó trên thị trường. Giải thích về RSS bao gồm 28 trang cho phép bạn đọc down miễn phí: hướng dẫn dễ hiểu, đưa ra ví dụ, lời khuyên rõ ràng sao cho có được RSS tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.

nguồn: Hương Giang – OnBoom Group

3 site auto đào Bitcoin miễn phí 0.0006BTC mỗi ngày

Bitcoin  (BTC) hiện nay là đồng tiền ảo đắc giá nhất hiện nay và cụm từ “đào Bitcoin” cũng không xa lạ với chúng ta, không ít bạn đầu tư nhi...